Di tích lịch sử văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, Hải Dương) là một điểm đến về tín ngưỡng nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt người từ khắp mọi miền đất nước về hành hương, chiêm bái, thực hiện nghi lễ tín ngưỡng đầu năm.
Giếng Ngọc nằm phía sau chùa Côn Sơn, trên đường đi lên Bàn Cờ Tiên (đỉnh núi Côn Sơn) được nhiều người dân ghé lại xin nước để uống và rửa mặt vì tin rằng sự linh thiêng của nước giếng mang lại điều lành, may mắn, mát mẻ cho một năm mới.
Ngày 14 tháng Giêng mới bắt đầu khai hội Côn Sơn - Kiếp Bạc nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, mùng 9 Tết đã có hàng ngàn lượt người đổ về khu di tích này. Trong đó, tại chùa Côn Sơn có giếng Ngọc là một nơi linh thiêng nên nhiều người dân đã không ngại ngần... mở hầu bao lấy tiền lẻ thả xuống giếng!
Tại sân giếng Ngọc có đặt một bảng chú thích về giếng Ngọc của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Theo đó, hơn 700 năm qua, nước giếng Ngọc vẫn tràn đầy, xanh trong như mắt con kỳ lân. Các nhà khoa học đánh giá đây là nguồn nước sạch nhất vùng Chí Linh, đạt tiêu chuẩn là nước khoáng thiên nhiên.
Nước giếng Ngọc được dùng làm lễ mộc dục, sái tịnh, phục vụ các lễ tiết của chùa và phục vụ khách hành hương về chiêm bái, xin nước giếng Ngọc để được tẩy bụi trần, cầu mong sức khỏe, sự an lành.
Cũng vậy, tại giếng Mắt Rồng trước đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người dân cũng không ngại ngần thả rất nhiều tiền lẻ xuống giếng.
Một số hình ảnh người dân thả tiền lẻ xuống giếng Mắt Rồng:
Tiền lẻ cũng được rải kín mặt giếng Mắt Rồng tại đền Kiếp Bạc.
Một người dân vừa bỏ tiền xuống giếng Mắt Rồng.
Bảng thông tin về giếng Mắt Rồng đặt trước đền Kiếp Bạc.
Bảng thông tin về giếng Ngọc đặt tại sân giếng Ngọc, phía sau chùa Côn Sơn.