Làm gì nếu tiểu đường khi mang thai?

Trong trường hợp vướng bệnh tiểu đường, thai phụ không cần phải trăn trở đến thế vì:

- Bệnh tiểu đường không có tính di truyền tuyệt đối và tự động. Trẻ có cha hay mẹ mang bệnh tiểu đường đúng là có cơ tạng dễ bị bệnh hơn người khác nhưng bệnh có thành hình hay không tùy thuộc nếp sinh hoạt của mỗi đối tượng cá biệt.

- Thai kỳ đương nhiên phải được chú trọng nhiều hơn, nếu so với đối tượng không bị tiểu đường nhưng nói chung vẫn xuôi chèo mát máy dễ dàng nếu thai phụ trong suốt thai kỳ được theo dõi qua thầy thuốc sản phụ khoa. Quan trọng hàng đầu trong suốt thai kỳ là làm sao ổn định đường huyết vì thai nhi cần lượng đường trong máu khá thấp để có thể phát triển bình thường. Thai phụ vì thế cần được xét nghiệm HbA1C hằng tháng đồng thời cần được khám mắt và chức năng thận mỗi tam cá nguyệt. Với đối tượng hay bị bội nhiễm tiết niệu trước khi mang thai, chương trình theo dõi di chứng trên mắt và thận thậm chí nên được tiến hành hằng tháng trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Bên cạnh đó, thai phụ một khi phát hiện tăng đường huyết cần lưu ý một sổ điểm như:

- Đừng tăng cân hơn l kg mỗi tháng trong sáu tháng đầu, trong ba tháng cuối đừng hơn 500 g mỗi tuần. Đừng nghĩ phải cố ăn cho nhiều vì phải nuôi thêm miệng ăn trong bụng. Chỉ cần khẩu phần đầy đủ dưỡng chất.

- Đừng để thiếu canxi, sắt, kẽm và acid folic trong chế độ dinh dưỡng.

- Theo dõi siêu âm mỗi tháng để đánh giá trọng lượng của thai nhi. Đường huyết cao làm thai tiểu nhiều khiến tăng nước ối, một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn đến sẩy thai.

- Không được dùng thuốc uống để hạ đường huyết. Phải chích insulin trong trường hợp cần thiết và theo đúng y lệnh.

- Nghỉ việc sớm hơn trước ngày lên bàn sinh, càng sớm càng tốt.

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm