Tại Thừa Thiên-Huế, người dân dễ dàng tìm mua những chiếc thùng phuy, thùng nhựa... từng được đựng hóa chất công nghiệp tại nhiều đại lý bán phế liệu. Nhiều thùng chứa vẫn còn nguyên nhãn mác của công ty và thành phần hóa chất cùng dòng khuyến cáo từ nhà sản xuất. Nhưng một số cơ sở sản xuất mắm vẫn dùng các thùng nhựa độc hại này để chế biến.
Chỉ cần rửa bằng xà bông là sạch!?
Tại một cơ sở buôn bán phế liệu ở xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) nằm sát bên quốc lộ 1, những chiếc thùng được bày bán chủ yếu bằng nhựa và sắt đã qua sử dụng. Bên ngoài các thùng còn dán nhãn mác ghi rõ công dụng: Phục vụ việc tẩy, nhuộm, tạo màu, đựng hóa chất…
Chủ cửa hàng tên Vinh cho biết cửa hàng ông bán đầy đủ các loại thùng, can, giá tiền tùy kích cỡ, chất liệu, dao động 80.000-500.000 đồng/thùng.
Ông Vinh nói: “Chỉ cần đổ xà bông và nước vào rửa là sạch, dùng để đựng nước sinh hoạt rất tiện. Nhiều người mua về làm bè nuôi cá, đựng mật ong và làm nước mắm”.
Ông Phan Bồng, Phó Trưởng phòng TN&MT thị xã Hương Thủy, cho biết đối với các thùng đựng chất thải nguy hại thì phải được các cơ quan chức năng cấp phép thu gom và sử dụng công nghệ để tiêu hủy.
“Nghiêm cấm các công ty, xí nghiệp tuồn các thùng phuy nói trên ra ngoài để buôn bán” - ông Bồng nói.
Nhiều hộ dân đang sử dụng các thùng vốn đựng hóa chất để chứa nguyên liệu làm mắm mà không lường trước hết nguy hại. Ảnh: NGUYỄN DO
Có khả năng gây ung thư
Các chủ cơ sở phế liệu cho biết các thùng phuy loại này được bán cho các cơ sở làm mắm.
Theo ghi nhận của PV, một số hộ gia đình sản xuất nước mắm ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang vẫn dùng những chiếc thùng nêu trên. Trên thùng còn in các logo cảnh báo nguy hiểm từ nhà sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Ky, chủ một cơ sở sản xuất ruốc và nước mắm, nói ông không hề hay biết những loại thùng này dùng để đựng cái gì. “Lúc mua về th ìcũng sợ, đem đi chùi rửa bằng xà phòng, sau đóng âm nước sôi rồi mới dùng để đựng nguyên liệu làm ruốc và nước mắm”.
Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch xã Phú Thuận, cho biết toàn xã có 165 hộ sản xuất nước mắm và ruốc. Trong đó có nhiều hộ dân sử dụng các thùng hóa chất cũ để đựng nguyên liệu.
“Vừa rồi có đoàn công tác tỉnh về kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy việc sử dụng những chiếc thùng này không đảm bảo an toàn nên chúng tôi đã đề nghị các hộ sản xuất phải thay bằng các loại thùng chứa khác” - ông Tùy nói. Vậy nhưng nhiều hộ vẫn chưa thay thùng.
Ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Thừa Thiên-Huế, cho hay: “Đây là thùng sử dụng để đựng hóa chất công nghiệp, không được phép để chứa thực phẩm. Chúng tôi đề nghị người dân không được sử dụng các loại thùng này để chứa nguyên liệu làm nước mắm và ruốc vì nó tiềm ẩn nguy hiểm.
Để làm ra những chai nước mắm, chủ cơ sở phải bỏ cá vào trong những chiếc thùng này để ủ. Quá trình này diễn ra rất dài nên có nguy cơ những chất độc bên trong thùng thẩm thấu vào nước mắm gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng.
Các chuyên gia hóa học đã từng cảnh báo một số hóa chất được đựng trong thùng chứa chỉ tan trong những dung môi nhất định, không tan trong nước, nên việc súc rửa bằng xà phòng là không có tác dụng.
Ngoài ra, các hóa chất trong ngành dệt, nhuộm, da giày thường chứa thành phần kim loại nặng, trong đó có loại chứa gốc benzene hoặc là dẫn xuất của aniline... có khả năng gây ung thư nên mức độ nguy hiểm rất đáng báo động.
Các thùng nhựa như PV phản ánh thường là nhựa tái chế có thể đã bị pha thêm chất phụ gia. Chất phụ gia trong thùng nhựa thườngrấtnguyhại, có thể thẩm thấu ngược trở lại gây nguy hiểm nếu dùng không đúng mục đích. Đồng thời, các loại hóa chất dệt nhuộm, acid còn tồn dư bên trong thùng cũng gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. PGS-TS TRẦN DƯƠNG, Trưởng khoa Hóa, _____________________ Tuy chúng tôi không phải là đơn vị quản lý trực tiếp nước mắm, ruốc nhưng nguyên tắc chung là những thùng trước đódùng đểchứa hóa chất thì không được dùng đểchứa thực phẩm. Ông NGUYỄN NGỌC DIỄN, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên-Huế |