Lockheed cho biết khinh khí cầu này có khả năng vận chuyển hàng hóa trọng lượng lớn đến những vùng sâu vùng xa, với lượng nhiên liệu cần thiết ít hơn đáng kể so với bất kỳ phương tiện thông thường nào khác.
"Việc phê duyệt kế hoạch cấp giấy chứng nhận là một cột mốc quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng" - Giám đốc chương trình Robert Boyd tuyên bố.
LMH1 Hybrid Airship nạp nhiên liệu chủ yếu là heli, mang theo tối đa 20 tấn hàng hóa nhưng lại có thể dễ dàng thu nhỏ đến kích thước của một sân bóng đá với sức chứa 500 tấn.
Dung tích nhiên liệu là 5.000 gallon (18.927 lít) trong phạm vi 1.400 hải lý (2.593 km) và đạt tốc độ 111,1 km/giờ.
Khinh khí cầu LMH1 sẽ được đưa vào hoạt động năm 2018. Ảnh: AP
Bốn miếng hạ cánh tàu đệm khí cho phép tàu bay lai đáp xuống bề mặt bằng phẳng mà không phải thả neo trên những tòa nhà lớn như khí cầu truyền thống.
Lockheed cho biết chiếc khinh khí cầu này có thể cách mạng hóa các công ty khai thác dầu mỏ và chuyên vận chuyển thiết bị đến vùng sâu vùng xa, ví dụ như Bắc Cực, bởi không cần phải có đường sá hoặc cơ sở hạ tầng mà vẫn đáp ứng các điều kiện về vận chuyển trọng lượng lớn và nhân sự.
LMH1, nguyên mẫu đầu được phát triển trong hai thập niên qua, có thể chứa hai người phi hành đoàn và 19 hành khách.
Lockheed bắt đầu bán chiếc máy bay lai vào đầu năm nay và đang nỗ lực cung cấp, đưa khí cầu vào hoạt động đầu năm 2018. Ước tính chi phí đến thời điểm hiện tại là khoảng 40 triệu USD.