Mỹ kiểm tra thành công vũ khí hạt nhân mới

Được biết, đợt thả thử B61-12 của Không quân Mỹ và Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) đã hoàn thành vào cuối tháng 10 tại Trường bắn Tonopah, Nevada, tuy nhiên Bộ Quốc phòng chỉ mới thông báo hoàn thành thử nghiệm vào ngày 16-11. Đợt thử nghiệm sử dụng tiêm kích F-15E tại sân bay Nellis, Nevada để thả “vũ khí thử nghiệm B61-12 và đã hoạt động thành công trong điều kiện bay có hướng dẫn trong thực tế”.

Tùy theo tình trạng khi chuẩn bị thả bom, máy bay có thể sẽ bổ nhào xuống mục tiêu, bay lên lại theo phương thẳng đứng để cắt bom và thoát khỏi tầm nổ của bom. Theo một số nguồn tin khá khan hiếm, một số phi công thử nghiệm cho biết F-15 có thể đạt tốc độ Mach 1.6, tức tốc độ tối đa khi sử dụng cách bay này. Quả bom được điều chỉnh để tự phóng khi đạt tốc độ Mach 2.0.

NNSA thông báo các dấu hiệu ban đầu cho thấy đợt kiểm tra đã thành công và các thông tin đo đạc và dữ liệu hình ảnh đã được thu thập đầy đủ. “Buổi thử nghiệm đã nâng độ tin cậy của thiết kế hệ thống vũ khí trước khi bước vào giai đoạn thông qua kỹ thuật sản xuất vào năm 2016”. Được biết, hệ thống B61-12 được thiết kế bởi Phòng nghiên cứu Quốc gia Los Alamos và được sản xuất bởi Khu công nghiệp An ninh quốc gia. 

 máy bay F-15 thả bom giả trong đợt thử nghiệm B61-12

Riêng bộ đuôi bay của bom do Boeing thiết kế và thi công theo hợp đồng với Trung tâm Vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ. Bộ đuôi này được Boeing tách ra từ hệ thống Bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) của Boeing, bao gồm khung kết nối và các cánh được gắn bằng ốc vít. Theo NNSA, B61-12 sẽ không có GPS dẫn đường. 

Tuy vậy, điều này sẽ chỉ giảm nhẹ yếu tố chính xác của B61-12 do giống như JDAM, B61-12 sử dụng quán tính để dẫn đường đến mục tiêu cùng với GPS làm nhiệm vụ hỗ trợ tăng cường chính xác. Thực chất, trong chiến dịch giải phóng Iraq, không quân Mỹ đã dùng JDAM để tiêu diệt các thiết bị phá GPS của chính quyền Saddam Husein.

Sơ đồ cấu tạo B61-12 

B61-12 được đánh giá có sức công phá yếu vào khoảng 50KT và có thể giảm xuống 0,3KT, đồng thời tăng độ chính xác của vũ khí lên để tăng cường hiệu quả. So sánh cho thấy bô phận dẫn đường bằng quán tính có thể tăng cường khả năng của B61-12 lên tương đương một quả bom B61-11 400KT với thương vong ít hơn.

Điều này làm nảy sinh một số ý kiến cho rằng vũ khí này có thể được dùng làm vũ khí cấp chiến dịch. Theo Hans Kristensen thuộc Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ, “giới hoạch định và phía kẻ thù có thể dùng những loại vũ khí như vậy để tấn công mà không gây ra thiệt hại ngoài dự kiến, nhờ đó có thể mở rộng các nhiệm vụ ném bom hạt nhân, tăng số lượng mục tiêu cho ném bom hạt nhân, phục hồi tư tưởng sử dụng bom hạt nhân và có khả năng sẽ làm giảm ngưỡng hạt nhân trong xung đột”.

NNSA đang cố gắng nhấn mạnh mẫu bom mới này không vi phạm các quy định trước đây về vũ khí hạt nhân ngoài việc tăng cường độ chính xác của nó. “Theo các ràng buộc trong thử nghiệm, đợt phóng thử chỉ sử dụng các hệ thống phi hạt nhân, đồng thời không sử dụng uranium hoặc plutonium được làm giàu.

Chương trình B61-12 sử dụng cả các bộ phận hạt nhân và phi hạt nhân để kéo dài thời gian sử dụng của hệ thống trong khi vẫn tăng cường độ tin cậy, bảo mật và an toàn của nó. Chương trình tái sử dụng B61 sẽ tái sản xuất và sử dụng các bộ phận hiện có đến mức hiệu quả nhất. Cùng với việc sử dụng hệ thống đuôi của Boeing, mẫu B61-12 sẽ được dùng để thay thế cho các biến thể số 3,4,7 và 10 đang sử dụng của B61.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều lo ngại từ giới kiểm soát vũ khí, nhất là khi B61-12 sẽ được tích hợp cho máy bay thế hệ mới F-35. Việc này cũng có thể làm dấy lên phản ứng từ Nga. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm