Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang xuống, hạ lưu tiếp tục ở báo động 3 đến trên báo động 3

(PLO)- Đến khuya nay, lũ sông Hồng xuống mức báo động 2, vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống dưới mức báo động 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lũ trên sông Hồng (TP Hà Nội), trên sông Thao tại Yên Bái và trên sông Lô tại Vụ Quang (tỉnh Phú Thọ) đang xuống. Lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang biến đổi chậm.

Mực nước lúc 19 giờ ngày 12-9, trên sông Thao tại Yên Bái 31,00m, mức báo động 2; Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,78m, trên báo động 3 1,48m; dưới mức nước lũ lịch sử năm 1971 (7,84m) 0,06m.

lu-song-hong-tphu.jpg
Hình ảnh Sông Hồng ngày 12-9. Ảnh: TRỌNG PHÚ.

Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,15m, trên báo động 3 0,85m; Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,35m, trên báo động 3 0,05m; Trên sông Lô tại Vụ Quang 19,14m, dưới báo động 2 0,36m. - Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,93m, trên báo động 3 0,93m; Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 6,25m, trên báo động 3 0,25m; Trên sông Hồng tại Hà Nội 10,80m, trên báo động 2 0,30m.

Dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 2 và trên Báo động 1. Lũ trên sông Lô tại Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3.

Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống dưới mức báo động 2 và trên báo động 1.

Dự báo trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái và lũ trên sông Lô tại Vụ Quang sẽ xuống dưới mức báo động 1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm theo xu thế xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm theo xu thế xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống dưới mức báo động 2 và trên báo động 1.

Cảnh báo, trong 24 giờ tới, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình có xu thế biến đổi chậm, phổ biến ở mức cao, từ báo động 3 đến trên mức báo động 3.

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm Quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng có khả năng diễn ra chậm nên tình trạng ngập ở các khu vực ven sông, bãi bồi trong những ngày tới còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.

Lũ trên sông Hồng dưới báo động 3 và đang xuống

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lũ trên sông Hồng đã đạt đỉnh ở mức 11,30m lúc 2 giờ ngày 12-9, dưới báo động 3 0,20m và đang xuống.

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái và lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang đang xuống. Lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang biến đổi chậm.

Dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 2. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục xuống mức báo động 2.

lu-song-hong.jpg

Trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 1, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2 và ở trên báo động 1.

Cảnh báo trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3.

Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm. Tình trạng ngập lụt có thể xảy ra tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng - Thái Bình.

Cảnh báo nguy cơ lũ quét ở nhiều địa phương

Thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia chiều 12-9, trong 24 giờ qua (từ 14 giờ ngày 11-9 đến 14 giờ ngày 12-9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Cụ thể như: Ban Hàng Đồi 145,4 mm, Thanh Hà 130,8 mm (Hoà Bình); Tà Si Láng 61,8 mm, Nậm Lành 55,2 mm (Yên Bái); Mỹ Yên 56,6 mm (Thái Nguyên); Nga Sơn 185 mm (Thanh Hóa); Cửa Hội 140 mm, Mỹ Sơn 121 mm (Nghệ An)...

Cơ quan này cảnh báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa phổ biến 5-30 mm, có nơi trên 40 mm.

Thời gian vừa qua, trên khu vực vùng núi các tỉnh Bắc Bộ đã liên tục có mưa lớn kéo dài, đất đá đã bão hòa, lũ trên các sông vẫn còn ở mức cao nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa. Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.

Gồm huyện Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La); huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, TP Hòa Bình (Hoà Bình).

Các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn, TP.Lào Cai, thị xã Sa Pa (Lào Cai); các huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái).

Các huyện Bắc Quang, Đồng Văn, Quản Bạ, Xín Mần, Yên Minh (Hà Giang); Hàm Yên, Yên Sơn, TP Tuyên Quang (Tuyên Quang).

Huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập (Phú Thọ); huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên); huyện Bá Thước, Lang Chánh, Mường Lát, Như Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân (Thanh Hóa); huyện Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương (Nghệ An).

Lũ hạ lưu hệ thống sông Hồng lên mức báo động 3 và trên báo động 3

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia (Tổng Cục khí tượng thuỷ văn) ngày 12-9, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh) đang dao động ở mức đỉnh lũ 7,63m, trên báo động 3 là 1,33m, dưới mức nước lũ lịch sử năm 1971 (7,84m).

Lũ trên sông Thương (tỉnh Bắc Giang) trên báo động (BĐ 3) 0,93m, dưới mức nước lũ lịch sử năm 1986 (7,53m) 0,30m. Lũ trên sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương) đang lên chậm và lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang lên chậm.

Hình ảnh khu vực cầu Long Biên ngày 12-9. Ảnh: TRỌNG PHÚ.

Hình ảnh khu vực cầu Long Biên ngày 12-9. Ảnh: TRỌNG PHÚ.

Lũ trên sông Hồng (TP Hà Nội) đang biến đổi chậm và lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang biến đổi chậm. Trong khi đó, lũ trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ đang xuống. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang cũng trong tình trạng này.

Dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức BĐ1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang xuống dưới mức BĐ2 và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ2.

Lũ trên sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức BĐ3. Lũ trên sông Thương tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức BĐ3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ3.

Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long đang lên chậm trên mức BĐ3. - Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên BĐ2.

Trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức BĐ1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ1. Lũ trên sông Cầu sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức BĐ3. - Lũ trên sông Thương sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức BĐ3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm dưới mức BĐ3.

Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm dưới mức BĐ2 và ở trên BĐ1.

Cảnh báo trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3.

Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm tình trạng ngập lụt có thể xảy ra tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3; Cảnh báo tác động của lũ: Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu.

Lũ cũng ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.

+ Lũ trên Hồng vẫn đang ở mức cao

Theo số liệu thực đo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội vào thời điểm 6 giờ sáng xuống 2cm so với 1 giờ trước đó. Mực nước thực đo là 11,24m, dưới báo động 3 là 26cm. Nước sông đã không còn chảy xiết như các ngày 10 và 11-9, tuy nhiên với việc mực nước vẫn đang cao thì hàng loạt cây cầu vượt sông Hồng tại Hà Nội vẫn có những hạn chế phương tiện hoặc cấm hoàn toàn người dân di chuyển để đảm bảo an toàn. Theo ghi nhận, mực nước lũ sông Hồng cách mặt cầu Long Biên, cầu Chương Dương... vài mét.

Hình ảnh do PV PLO ghi nhận sáng nay:

z5822254012052_dcea59885e9d72b80c9f255bbef74bf1.jpg
z5822254012050_d2926d317372f97c0f39ae67be11820f.jpg
z5822254115812_2d944889d1f11ecd1b67cd7194ed5dd1.jpg

Mực nước lũ trên sông Thao thuộcYên Bái, Phú Thọ vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến 6 giờ sáng 12-9, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt BĐ3, đặc biệt trên sông Thao thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 trên 1 m. Hệ thống đê đã phát sinh nhiều sự cố như đùn sủi, thẩm lậu, sạt lở đê, sự cố cống, tràn một số tuyến đê cấp IV, cấp V, đê bao, đê bối...

Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác, phát hiện và xử lý ngay giờ đầu nên đến nay các tuyến đê sông từ cấp III trở lên vẫn đảm bảo an toàn chống lũ.

Theo báo cáo và thông tin từ Chi cục Quản lý đê điều &PCLB-Thủy lợi, tính đến 21 giờ 00 ngày 11-9, đã xảy ra 70 sự cố đê điều (tăng 45 sự cố so với báo cáo ngày 10-9) trên địa bàn 11 tỉnh, thành gồm Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam và Nam Định.

Cụ thể, 30 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên: 10 sự cố sạt lở đê (Bắc Ninh 1, Hải Dương 2, Hưng Yên 2, Hà Nội 2, Nam Định 1, Hà Nam 2); 9 sự cố cống qua đê (Vĩnh Phúc 1, Bắc Ninh 2, Bắc Giang 1, Hải Dương 1, Nam Định 4); 1 sự cố đùn sủi (Bắc Giang); 4 sự cố lỗ rò thân đê (Bắc Ninh 2, Hải Dương 2); 5 sự cố thẩm lậu (Nam Định 3, Hưng yên 2); 1 sự cố sạt lở kè (Hà Nội).

40 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III: 1 sự cố vỡ đê (Tuyên Quang); 24 sự cố tràn đê (Thái Nguyên 1, Phú Thọ 2, Bắc Ninh 2, Bắc Giang4, Hà Nội 01, Hưng Yên 2, Hà Nam 3, Nam Định 9); 4 sự cố sạt lở đê (Hải Dương 1, Hưng Yên 2, Hà Nam 1); 8 sự cố cống qua đê (Hải Dương 4, Hà Nam 1, Nam Định 3); 1 sự cố lỗ rò thân đê (Hải Dương); 2 sự cố đùn sủi (Tuyên Quang 1, Hà Nam 1).

Về đường bộ, rính đến 16 giờ 30 ngày 11-9, do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, trên các tuyến quốc lộ và cao tốc khu vực phía Bắc hiện còn 232 điểm bị tắc đường. Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác ứng trực, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí nguy hiểm; đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất.

Về đường sắt, Tuyến Bắc Hồng - Văn Điển tại Km20+400-Km21+000 nước ngập đỉnh ray trên 550 mm, đã phong tỏa, cấm tàu qua khu gian Phú Diễn - Hà Đông; tuyến Kép - Hạ Long - Cái Lân phong tỏa các khu gian từ Đông Triều - Yên Cư để tổ chức sửa chữa nền đường bị sạt lở, cây, cột điện, cột đường đây thông tin do gió bão giật đổ vào đường sắt. Tuyến Yên Viên - Lào Cai, hiện phong tỏa toàn bộ các khu gian từ Ấm Thượng - Lào Cai và dừng chạy tàu qua cầu Việt Trì; tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, đã dừng chạy tàu qua cầu Long Biên, cầu Đuống và cầu Bắc Giang.

Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khôi phục hệ thống thông tin liên lạc, tính đến 15 giờ ngày 11-9, đã có 7.280 trạm phát sóng di động bị mất liên lạc do ảnh hưởng của bão, mưa lũ sau bão (do bão 6.285 trạm, do mưa lũ sau bão 995 trạm). Hiện đã khôi phục được 4.012/7.280 trạm.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các địa phương khắc phục thiệt hại, sự cố do bão để sớm cấp điện trở lại cho nhân dân. Tính đến 20 giờ ngày 11-9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khôi phục được toàn bộ đường dây và trạm biến áp 500kV, lưới điện 220kV cơ bản đã khôi phục xong; các đơn vị điện lực địa phương đã khôi phục 132/173 đường dây 110kV và 1.376/1.604 đường dây lưới điện trung thế.

Đã có 326 người chết và mất tích do bão số 3, lũ cuốn và sạt lở đất

Theo Cục Quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, các địa phương đã thống kê thiệt hại tính đến 22 giờ ngày 11-9 có 326 người chết, mất tích (181 người chết, 145 người mất tích); tăng hai người so với cập nhật thống kê lúc 18 giờ ngày 11-9 (tỉnh Quảng Ninh cập nhật thêm 2 người chết do bão).

Cụ thể: Lào Cai: 183 người (72 người chết, 111 người mất tích), gồm Bảo Yên 113, Sa Pa 9, Bát Xát 18, Si Ma Cai 7, Bắc Hà 34, Văn Bàn 2.

Cao Bằng: 52 người (34 người chết, 18 người mất tích); Yên Bái: 44 người (40 người chết, 4 người mất tích), gồm: TP Yên Bái 21, Lục Yên: 14, Văn Yên 6, Văn Chấn 1, Trấn Yên 2. Quảng Ninh: 15 người chết. Hải Phòng: 2 người chết do bão.

Hải Dương: 1 người chết do bão. Hà Nội: 1 người chết do bão. Hòa Bình: 5 người chết do sạt lở đất. Lạng Sơn: 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang: 2 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang: 3 người do lũ (2 người chết, 1 người mất tích).

Di dời khẩn cấp 136 hộ dân ở Quảng Ninh

Tối 11-9, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã tổ chức di dời khẩn cấp 136 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở do nghi khu vực đồi cao bị úng nước trong đất.

Cụ thể, gần 400 người dân phường Quang Hanh (khu 5 - 68 hộ, 200 nhân khẩu; khu 6 - 38 hộ, 122 nhân khẩu và khu 7A - 30 hộ, 78 nhân khẩu) đã được đưa đến nơi an toàn. Các cấp chính quyền, các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện tốt nhất cho người dân về cơ sở vật chất, phương tiện... trong quá trình di dời.

di-doi-khan-cap-136-ho-dan-quang-ninh.jpeg
Khu vực có nguy cơ sạt lở tại Quang Hanh Ảnh: NDCC/TTXVN

Tại hiện trường, phía tây sườn đồi cao ở khu vực phường Quang Hanh đang bị sụt, lún chỗ sụt xuống lớn nhất khoảng 1 m, xung quanh có nhiều vết nứt có chiều rộng khoảng từ 25-40 cm, độ chênh cốt phía Đông khoảng 0,3 m, phía Tây khoảng 2 m.

Phạm vi dự kiến ảnh hưởng của khối trượt khoảng 14 ha, có bán kính ảnh hưởng khoảng 250 m từ vị trí sạt trượt. Dự kiến có khoảng 250 hộ dân phường Quang Hanh nằm trong phạm vi ảnh hưởng của khối đất đá có nguy cơ sạt trượt.

Lũ trên sông Hồng (Hà Nội) thấp hơn BĐ3 24 cm

Theo bản tin dự báo vào lúc 3 giờ 30 sáng nay 12-9, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia lũ trên sông Hồng tại địa phận Hà Nội vào lúc 1 giờ sáng đạt mức 11,26 m, thấp hơn BĐ3 là 24 cm.

Tại bản tin dự báo lũ trước đó (hồi 21 giờ ngày 11-9), mức nước lũ đo được trên sông Hồng tại địa phận Hà Nội cũng ở mức 11,26 m. Như vậy theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia trong suốt đêm qua, mức lũ sông Hồng thường xuyên duy trì ở mức 11,26 m.

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cũng cho hay trong 12 giờ tới, mức nước lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội tiếp tục có biến đổi chậm, trên mức BĐ2 và dưới mức BĐ3.

Lũ sông Hồng tại địa phận Hà Nội dâng cao trong những ngày vừa qua khiến khu vực bãi nổi, khu dân cư ngoài đê sông Hồng bị ngập.
Lũ sông Hồng tại địa phận Hà Nội dâng cao trong những ngày vừa qua khiến khu vực bãi nổi, khu dân cư ngoài đê sông Hồng bị ngập.

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cũng cho biết, mực nước vào lúc 1g sáng nay trên các sông cụ thể như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 31,79 m, dưới BĐ3 0,21m; tại Phú Thọ 17,42 m, dưới BĐ1 0,08 m; Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,62 m, trên BĐ3 1,32 m; Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,23 m, trên BĐ3 0,93 m.

Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,28 m, dưới BĐ3 0,02 m; Trên sông Lô tại Tuyên Quang 26,14 m, trên BĐ3 0,14 m; tại Vụ Quang 20,94 m, trên BĐ3 0,44 m. Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,50 m, trên mức BĐ3 0,5 m; Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 6,16 m, trên BĐ3 0,16 m.

Dự báo vào 12 giờ tới lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức BĐ2; Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống dưới mức BĐ3; Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức BĐ3; Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3.

Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ3; Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3; Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3.

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo, trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân ngoài bãi sông Hồng chạy lũ, bảo vệ tài sản.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân ngoài bãi sông Hồng chạy lũ, bảo vệ tài sản.

“Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình” – đơn vị này cảnh báo.

Trong một diễn biến khác, 23 giờ đêm qua (11-9) Bộ Tư lệnh Thủ đô đã có thông báo việc tăng cường trực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Thông báo cho hay, hiện nay, tình hình mưa lũ khu vực miền Bắc vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Tại Hà Nội, mực nước sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống dâng cao, làm khả năng tiêu thoát nước trên địa bàn nhiều địa phương chậm, gây ngập úng diện rộng. Nhiều tuyến đê kè có nguy cơ bị tràn, vỡ như đê hữu Hồng, đê hữu Đà, đê sông Đuống, sông Tích.

Để ứng phó với ngập, lụt, Bộ Tư lệnh Thủ đô yêu cầu các cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh trực 50% quân số; các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh trực 100% quân số, thời gian thực hiện từ đêm ngày 11-9 cho đến khi có thông báo mới.

Do ảnh hưởng của nước lũ sông Ninh cơ dâng cao trên BĐ3, khiến cho cầu phao Ninh Cường nối hai huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) bị đứt vào tối 11-9.

Sự cố không gây thiệt hại về người do từ sáng ngày 10-9, cầu phao này đã bị dừng hoạt động do ảnh hưởng của lũ. Hiện sự cố đang được lực lượng chức năng tập trung khắc phục.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm