Theo đó, tổng diện tích thăm dò điều chỉnh mở rộng từ 2.400 m2 lên hơn 12.000 m2. Chủ dự án được phép thực hiện thêm 110 mũi khoan nữa (trước đây chỉ được khoan 50 mũi) với kích cỡ mũi khoan 100-150 mm và thời gian thực hiện việc khoan thăm dò tính đến hết ngày 30-6-2013. Chủ dự án cũng được phép khoan ở bốn khu vực nằm ở đỉnh và phía đông, đông nam triền núi và 60 mũi khoan ngang ở sườn núi phía bắc.
Theo báo cáo, máy đo điện từ đã cho tín hiệu bức xạ dương lớn tại sườn núi phía đông nam. Tại khu vực này sẽ được khoan 30 mũi thăm dò. Đặc biệt sườn núi phía bắc sẽ được khoan xuyên vào sườn núi 45 độđ? t?m c?a h?m ph?a b?c c?a s? t?i s?n nghi ch?ể tìm cửa hầm phía bắc của số tài sản nghi chôn giấu ở núi Tàu.
Như đã đưa, hơn nửa thế kỷ qua, ông Trần Văn Tiệp (ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) vẫn tin rằng trên núi Tàu có kho báu với hơn 4.000 tấn vàng và nhiều châu báu khác trị giá khoảng 100 tỉ USD do tướng Nhật Yamashita chôn giấu trước khi đầu hàng quân Đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Từ năm 1993 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã bốn lần cấp phép và nhiều lần gia hạn cho ông Tiệp truy tìm “kho báu”. Đến nay ông Tiệp đã bỏ ra hàng ngàn cây vàng nhưng tất cả đều vô vọng. Để được cấp phép và gia hạn thăm dò lần này, ông Tiệp đã phải ký quỹ 500 triệu đồng để cam kết việc hoàn thổ, trả lại hiện trạng ban đầu cho núi Tàu sau khi đào bới. Được biết trước khi có đơn xin gia hạn, ông Tiệp đã hợp đồng với TS Nguyễn Văn Bằng, một chuyên gia về địa bức xạ, đưa máy móc vào núi Tàu đo đạc.
TS Bằng cho biết ông đã đo đạc từ đỉnh xuống chân núi với chiều dài theo trục dọc núi (bắc-nam) 1.100 m và chiều ngang núi (đông-tây) 700 m ở ba cao trình đỉnh núi, lưng núi và chân núi.Kết quả đã định vị được hai khu vực chính và ba khu vực phụ. Ở mỗi khu vực này, máy xác định được phạm vi phân bố, hình dạng, kích thước, độ sâu, đặc điểm xếp đặt, vùi lấp, đặc biệt là dấu hiệu định lượng của tài sản nghi bị chôn giấu... Toàn bộ tài liệu này đã được trao cho ông Tiệp và ông Tiệp cũng đã gửi cho UBND tỉnh Bình Thuận.
PHƯƠNG NAM