NATO không điều vũ khí hạt nhân tới Đông Âu

NATO , thêm quân, vũ khí hạt nhân, Đông Âu

Các quan chức NATO cho biết, Nga và các đại sứ của khối này có thể gặp nhau vào đầu tuần tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Năm 1997, trong thời điểm quan hệ giữa hai bên còn tốt, NATO đã đạt được một thỏa thuận với Nga, theo đó, các nước thành viên của khối này tuyên bố không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân tới lãnh thổ của các thành viên mới - bắt đầu gia nhập NATO vào 1999, sau khi Liên Xô sụp đổ.

Theo thỏa thuận trên, NATO cũng cam kết bảo vệ các thành viên thông qua tiếp viện quân thay vì đóng quân thường trực trên lãnh thổ đó.

Khi được hỏi liệu khủng hoảng Ukraina có dẫn tới việc NATo sẽ cân nhắc lại cam kết không bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia thành viên mới không, ông Rasmussen phát biểu tại một cuộc họp báo rằng: "Vào thời điểm này, tôi không tiên đoán trước bất cứ đề nghị thay đổi nào trong thỏa thuận 1997 giữa NATO và Nga".

Tuy nhiên, quan chức trên cho hay, hành động của Nga ở Ukraina đã tạo ra một tình huống an ninh hoàn toàn mới ở châu Âu và NATO phải thích ứng với điều đó. Các quyết định lâu dài sẽ được thực thi khi lãnh đạo NATO gặp nhau tại Wales vào tháng 9 tới.

Kể từ khi Nga sáp nhập vùng Crưm của Ukraina, NATO đã chuyển quân để trấn an khu vực Đông Âu đang lo sợ. Tàu và máy bay đã được triển khai tạm thời tới các nước thành viên ở vùng này và các cuộc diễn tập quân sự cũng được đẩy mạnh.

Ba Lan đã kêu gọi NATO đóng quân trên lãnh thổ nước này thường trực, điều mà Nga cho rằng nó sẽ phá vỡ thỏa thuận năm 1997. Trong khi đó, một số nhà ngoại giao NATO lại lập luận rằng khi Nga sáp nhập Crưm thì chính họ đã phá vỡ thỏa thuận năm 1997 - theo đó, Nga và NATO cam kết không dùng vũ lực đe dọa bất cứ quốc gia nào.

Theo Hoài Linh (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm