Nga bác thông tin Triều Tiên gửi vũ khí

(PLO)- Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov bác cáo buộc từ phía Mỹ rằng Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17-10, Điện Kremlin cho biết “không có bằng chứng” Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga, sau khi Mỹ công bố những hình ảnh mà Washington cho là các chuyến hàng vũ khí từ Bình Nhưỡng, theo báo The Moscow Times.

nga.jpg

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: THE MOSCOW TIMES

Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov nói với các hãng thông tấn Nga khi được hỏi về các chuyến hàng vũ khí nói trên: “Họ liên tục đưa tin về điều này mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào”.

Nhà Trắng ngày 13-10 cáo buộc rằng Triều Tiên đã giao hơn 1.000 container thiết bị quân sự và đạn dược cho Nga trong những tuần gần đây để sử dụng ở Ukraine.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak tháng trước cho biết Anh đang thúc giục Triều Tiên ngừng các cuộc thương thảo vũ khí với Nga, theo hãng tin Reuters.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Nga vào tháng trước và gặp Tổng thống Vladimir Putin, làm dấy lên suy đoán ở các nước phương Tây về khả năng có một thỏa thuận vũ khí tiềm năng.

Trong khi Nga cho biết không có thỏa thuận nào được ký kết trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim, Tổng thống Putin cho biết ông nhìn thấy “khả năng” hợp tác quân sự.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có kế hoạch đến Triều Tiên hôm nay, ngày 18-10, trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày.

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, ông Lavrov dự kiến ​​sẽ gặp người đồng cấp Triều Tiên Choe Son-hui để thảo luận các cách thức tăng cường hợp tác song phương, bao gồm việc chuẩn bị cho chuyến thăm đáp lại có thể diễn ra của ông Putin tới Bình Nhưỡng.

Nga và Triều Tiên đều đang bị áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt - với Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, còn với Triều Tiên là vì các vụ thử vũ khí hạt nhân.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chiến sự Nga-Ukraine 16-5: Giao tranh ác liệt khắp Kharkiv, Donetsk; Nga để ngỏ khả năng nhượng bộ khi đàm phán ở Istanbul

Chiến sự Nga-Ukraine 16-5: Giao tranh ác liệt khắp Kharkiv, Donetsk; Nga để ngỏ khả năng nhượng bộ khi đàm phán ở Istanbul

(PLO)- Chiến sự Nga-Ukraine ngày qua tiếp tục leo thang; Ukraine thông báo hơn 117 đợt giao tranh trong ngày, ác liệt khắp Kharkiv, Donetsk; Nga tấn công mạng cơ sở quân sự Ukraine, loại hơn 1.400 lính Kiev khỏi vòng chiến; Ông Zelensky tái khẳng định lập trường về lãnh thổ trước thềm đàm phán.

Trợ lý tổng thống Mỹ: Cuộc gặp Trump-Putin 'sắp diễn ra'

Trợ lý tổng thống Mỹ: Cuộc gặp Trump-Putin 'sắp diễn ra'

(PLO)- Trợ lý tổng thống Mỹ về chống khủng bố - ông Sebastian Gorka nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi ông Trump cho rằng xung đột ở Ukraine sẽ chỉ có thể giải quyết nếu ông gặp ông Putin.

Cách tiếp cận độc đáo, hiệu quả của tổng thống lâm thời Syria với ông Trump

Cách tiếp cận độc đáo, hiệu quả của tổng thống lâm thời Syria với ông Trump

(PLO)- Diễn biến thu hút sự chú ý của giới quan sát trong chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Trung Đông là việc ông tuyên bố dỡ bỏ trừng phạt với Syria thậm chí hội đàm với Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa - kết quả những nỗ lực và đường lối đối ngoại độc đáo, hiệu quả của vị lãnh đạo một đất nước bị tàn phá nặng sau 13 năm nội chiến.

Nga ra cảnh báo quan trọng trước thềm cuộc đàm phán dự kiến với Ukraine

Nga ra cảnh báo quan trọng trước thềm cuộc đàm phán dự kiến với Ukraine

(PLO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova cảnh báo rằng phía Ukraine cần lưu ý đến một thực tế là lập trường của Nga trong đàm phán về xung đột Ukraine có sự điều chỉnh theo thời gian và diễn biến thực địa, nhấn mạnh lãnh thổ Ukraine sẽ bị thu hẹp mỗi khi Kiev phá vỡ tiến trình đàm phán.

Ông Trump mang về 1.800 tỉ USD đầu tư sau 2 ngày công du Trung Đông?

Ông Trump mang về 1.800 tỉ USD đầu tư sau 2 ngày công du Trung Đông?

(PLO)- Việc chọn Trung Đông làm điểm công du chính thức đầu tiên của nhiệm kỳ hai, ông Trump đang cho người dân trong nước thấy rằng ông có thể mang lại sự chuyển biến cho nền kinh tế - điều đã làm nền tảng cho chương trình ‘Nước Mỹ trước tiên’ của ông.