Ngân hàng ở Mỹ làm gì để 'siết' nợ thẻ tín dụng?

(PLO)- Khách hàng nợ thẻ tín dụng có thể bị trừ lương để trả nợ cho ngân hàng phát hành.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước đây, Mỹ đã từng áp dụng hình phạt tù cho những con nợ chây ì không trả các khoản nợ, bao gồm nợ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, đây là câu chuyện từ hồi thế kỷ 18.

Đến năm 1833, Mỹ đã loại bỏ hình phạt tù với những người nợ tiền vay. Dù vậy, nhiều chủ nợ vẫn đe doạ con nợ sẽ bắt họ phải ngồi tù nếu không trả tiền. Do đó, vào năm 1977, Mỹ đã thông qua Đạo luật thực hành thu nợ công bằng (FDCPA).

Trong đó, đạo luật này đưa ra các quy định giới hạn về việc chủ nợ không được đe dọa bỏ tù người nợ thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, chủ nợ hoàn toàn có thể kiện con nợ ra tòa để yêu cầu trả tiền. Nếu tòa phán quyết thắng cho chủ nợ thì con nợ thẻ tín dụng phải chấp hành quyết định này.

Khi đó, chủ nợ dưới sự đảm bảo của luật pháp được phép thu hồi tiền từ tiền lương, tiền trong tài khoản ngân hàng của con nợ thẻ tín dụng, thậm chí là tài sản của con nợ nếu như tòa đã ra phán quyết.

Theo các chuyên gia, để tránh vướng vào các rủi ro trên thì chủ thẻ tín dụng phải thanh toán hết các khoản nợ phát sinh đúng thời hạn.

Để có thể sử dụng hiệu quả thẻ tín dụng cho cuộc sống và tránh bị vỡ nợ, bị kiện ra tòa thì chủ thẻ tín dụng phải có kế hoạch chi tiêu và quản lý nợ của mình một cách hợp lý.

Nếu gặp vấn đề về nợ thẻ tín dụng, chủ thẻ nên liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng để thương lượng lại lãi suất, lựa chọn phương pháp thành thanh toán phù hợp với khoản nợ của mình. Ngân hàng thường sẽ sẵn sàng hợp tác vì thà thu hồi được tiền còn hơn là mất hết.

Tại Mỹ, chủ thẻ có thể tuyên bố phá sản nếu như không thể trả được nợ thẻ tín dụng. Lúc này, khoản nợ thẻ tín dụng sẽ được hủy bỏ nhưng chủ thẻ vẫn bị buộc phải bán tài sản để trả nợ hoặc đàm phán thanh toán nợ trong thời gian dài hơn, thường là từ 3-5 năm, thậm chí 7-10 năm.

Stepchange

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm