Vở nhạc kịch này đem lại mới mẻ gì cho sân khấu Việt là câu hỏi chính người trong giới lẫn khán giả đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, vở không có kỹ thuật, mảng miếng gì đặc biệt của sân khấu đẳng cấp kiểu Broadway cả. Thậm chí chuyện dựng cảnh, chuyển cảnh lại khá vụng về. Phục trang, cảnh trí của vở diễn cũng không đặc sắc như Broadway mà khá nghèo nàn. Người xem cũng có những thắc mắc như một câu chuyện cổ miền Bắc với mái ngói sân đình, cổng làng đặc trưng vùng miền mà tại sao dân làng lại mặc đồ bà ba như dân miền Nam thời khẩn hoang. Trang phục các nàng tiên thì không kín đáo như văn hóa phương Đông, áo yếm hở nửa lưng và hông ngực, váy cao trên mắt cá chân. Câu chuyện kịch Từ Thức gặp tiên cũng được tác giả sửa đổi nhiều. Tuy vậy, với rất nhiều chi tiết kịch nút thắt, vở vẫn không tạo được dấu ấn hay cao trào đáng chú ý…
Dẫu vậy, Chuyện tình nàng Giáng Hươngvẫn đem lại được một sự mới mẻ, đặc sắc cho sân khấu là phần sử dụng ánh sáng lung linh để diễn tả sự huyền ảo của thế giới thiên thai, đạt sự biểu cảm cao. Thiên thai trong vở không nằm ở cảnh trí mà nằm ở ánh sáng diễm ảo. Đây là điều không thể tìm ra ở các vở, các chương trình sân khấu khác trong nước.
Đạo diễn kiêm biên kịch Trần Nguyễn Thiên Hương cho biết: “Chúng tôi phải thuê những máy chiếu từ nước ngoài về chỉ để phục vụ cho vở diễn có thứ ánh sáng đẹp, trong trẻo như vậy. Chúng tôi rất hạn chế dùng khói. Cái này là kỹ thuật tạo bối cảnh chiều sâu. Để làm được kỹ thuật này chỉ có đạo diễn Sylvain Merille”.
Về trang phục hiện đại của những nàng tiên, đạo diễn giải thích: “Về các nàng tiên, tha thướt, kín đáo gì đó là cái tôi không muốn. Tôi thích những người con gái mạnh mẽ, tươi vui, ca hát, khi cần có thể hy sinh. Tôi không thể hiện thế giới tiên cảnh bồng lai mơ hồ như mọi người thường vẽ ra. Tiên cảnh của tôi rất giống cuộc sống dưới đất. Có hỉ nộ ái ố, có ghen tuông…”.
Dù sao, Chuyện tình nàng Giáng Hươngđã đem đến cho sân khấu Việt Nam một tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động, sáng tạo, dấn thân một cách hồn nhiên, để cống hiến cho nghệ thuật và đam mê một cách không toan tính. Sân khấu Việt Nam đang rất cần những cống hiến từ những nguồn lực đầy mới mẻ, đầy hăm hở như thế.
Vở còn ba đêm diễn nữa tại Nhà hát Hòa Bình vào các ngày 21, 22 và 23-10. Vở do nhà báo Trần Nguyễn Thiên Hương (người sáng lập Sun Flower Media với các tạp chí Tiếp Thị Gia Đình, Harper’s Bazaar, Her World, Esquire, Thế Giới Văn Hóa... và là người sáng lập cuộc thi phim ngắn 3, 2, 1 Action...) viết kịch bản dựa trên câu chuyện cổ Từ Thức gặp tiên kiêm tổng đạo diễn và là người bỏ kinh phí đầu tư… |