Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh Nhật chịu sức ép từ Mỹ và người dân Nhật Bản không hài lòng với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự mới của chính phủ.
"An ninh thế giới đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và Nhật Bản muốn đóng một vai trò tích cực trong việc chống lại các mối đe dọa này" - Keiichi Katakami, đại sứ Nhật Bản tại EU, cho biết.
"Nhật Bản và phần còn lại của thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới chống lại bạo lực và đe dọa" - vị này nói thêm.
Phát biểu của Katakami phần nào đề cập đến việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết định duyệt chi 41,4 tỉ USD cho quốc phòng.
Đây là ngân sách quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II, khi Nhật Bản đã bổ sung một điều khoản hòa bình trong hiến pháp của nước này.
Ảnh minh họa
Số tiền này sẽ được dùng để mua thiết bị đánh chặn tàu mới và nâng cấp hai tàu Aegis hiện có của Nhật Bản. Chính phủ cũng đang xem xét việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã soạn một danh sách khổng lồ với hàng loạt các thiết bị quân sự mới cần mua, bao gồm 11 xe lội nước tấn công AAV7, 17 máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm Mitsubishi SH-60K, bốn Bell máy bay vận tải cánh quạt nghiêng Boeing V-22 Osprey, ba chiếc máy bay RQ-4 Global Hawk, sáu máy bay chiến đấu F-35A Lightning II, một máy bay vận chuyển quân sự Kawasaki C -2, và 36 xe chiến đấu mới.
Việc tăng ngân sách quốc phòng của Tokyo thực hiện theo lời kêu gọi Nhật Bản đóng một vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống sự tăng trưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương của Mỹ.
Phát biểu trong cùng cuộc họp báo tại Brussels, Luis Simon của Viện Nghiên cứu châu Âu nhấn mạnh rằng: “Nhật Bản đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược quốc phòng của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.