Sỏi này có thể đi từ thận ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa. Triệu chứng sỏi thận bao gồm: đau nhói ở bụng dưới, lưng, hông hoặc bẹn, đau khi đi tiểu, buồn nôn, ói mửa, sốt cao, ớn lạnh...
Nếu bị sỏi thận, bạn cần xét nghiệm thành phần sỏi và nước tiểu để xem liệu có bị nguy cơ sỏi thận đặc biệt. Khoảng 80% người bị sỏi thận là sỏi canxi.
Có một vài phương pháp có thể hỗ trợ tốt việc loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể:
1. Tích cực uống nước chanh
Uống khoảng 120 ml nước chanh hằng ngày pha loãng với khoảng 2 lít nước có thể giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát hai loại sỏi thận là calcium oxalate và calcium phosphate do nước chanh làm tăng lượng citrate trong nước tiểu khiến giảm hình thành những loại sỏi này.
Uống nước chanh có thể thay thế cho liệu pháp chữa trị bằng citrate thường dùng, nhưng khi uống bạn đừng nên cho thêm đường. Các thức uống ngọt có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận lên đến 20%.
Nếu không muốn uống nước chanh, bạn cũng có thể uống thật nhiều nước lọc. Uống đủ lượng nước để tăng lượng nước tiểu hằng ngày lên gấp đôi có thể phòng ngừa sỏi thận. Bước này làm loãng nước tiểu, giữ không cho canxi và các hợp chất khác gắn kết với nhau.
Ngoài nước sạch, bạn có thể uống cà phê thay cho trà vì chất oxalate trong trà có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người.
2. Cắt giảm muối trong khẩu phần ăn
Nếu bị sỏi canxi, bạn nên cắt giảm các thực phẩm nhiều sodium chế biến sẵn, thức ăn nhanh, vì sodium làm tăng lượng canxi trong nước tiểu.
Không chỉ khi bị sỏi thận bạn mới kiêng, mà để phòng ngừa sỏi thận, bạn cũng đừng lạm dụng muối quá vì nó còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch...
3. Không nên kiêng hoàn toàn thực phẩm nhiều canxi
Khi bị sỏi thận, một số người có quan niệm cần kiêng hoàn toàn những thực phẩm có canxi mà không biết rằng việc ăn quá ít canxi có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Bạn có thể cần phải cắt giảm các loại thực phẩm nhiều oxalate như củ cải đường, đậu xanh, đại hoàng và rau chân vịt... Nhưng hãy ăn nhiều các loại rau quả khác thay thế, và ăn đủ protein từ động vật để kiềm chế lượng citrate trong nước tiểu.
4. Kiểm tra các loại thuốc
Bạn nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng để xem liệu chúng có gây sỏi thận và điều chỉnh lại những phương thuốc an toàn hơn cho bạn. Các loại thuốc gây nguy cơ sỏi thận cao là thuốc nhuận trường, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu ít kali (dùng cho bệnh cao huyết áp), thuốc chặn kênh kali (dùng để kiểm soát nhịp tim và chứng đa xơ cứng) và sulfonylureas (dùng để điều trị tiểu đường tuýp 2)...