Những mẩu chuyện “bỏ túi” của Bộ trưởng Giáo dục

"Đề xuất luân chuyển cán bộ chưa có gia đình"

Sáng 12/5, sau buổi gặp gỡ và tặng quà cho học sinh trường Tiểu học, THCS Lũng Cú(huyện Đồng Văn), Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tới đồn biên phòng Lũng Cú.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, đối với các trường học ở vùng cao, "số lượng đã là một biểu hiện của chất lượng", bởi vậy, việc vận động học sinh ra lớp đầy đủ và duy trì sĩ số đã là một thành công lớn, trong đó có công lao không nhỏ của những người lính biên phòng.

Bộ trưởng Giáo dục, mẩu chuyện bỏ túi, đổi mới giáo dục, Phạm Vũ Luận
Được Đồn biên phòng tặng lá cờ treo ở cột cờ Lũng Cú, ông Phạm Vũ Luận cho biết sẽ treo lá cờ này vào một số ngày đặc biệt trong năm ở trụ sở Bộ GD-ĐT

Khi biết thông tin có 8 chiến sĩ ở đồn biên phòng lập gia đình với giáo viên tại đây, ông Luận nói "giáo viên được lấy chồng làm bộ đội biên phòng thì sẽ rất yên tâm công tác".

Trước khi kết thúc buổi gặp, ông Luận kể câu chuyện lúc làm việc với Bộ Quốc phòng, ngành giáo dục đưa ra đề xuất luân chuyển các chiến sĩ chưa có gia đình lên công tác ở các vùng đặc biệt khó khăn để tạo cơ hội cho các cặp đôi "người lính - thầy giáo".

"Họ đến được với nhau thì sẽ gắn bó hơn với vùng đất này, thậm chí là an cư lạc nghiệp. Điều này sẽ giúp phát triển giáo dục địa phương cũng như góp phần giữ vững chủ quyền của đất nước”.

"Khi bác đi thi học sinh giỏi ở Hà Đông"

Buổi chiều ngày 12/5, ông Luận có buổi đối thoại với các thầy cô giáo và học sinh ở Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Yên Minh. Ngoài những thắc mắc và đề xuất về chế độ đặc thù cho giáo viên, học sinhngười dân tộc; các câu hỏi nêu mối băn khoăn chung về những thay đổitrong kỳ thi quốc gia sắp tới và chuyện đổi mới giáo dục.

Sau khi giải thích với học sinh về chuyện đề thi sẽ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo đạt tốt nghiệp cho học sinh có học lực trung bình, tính chất nặng nề trong di chuyển được giảm đi, động viên học sinh không mặc cảm vì học hệ bổ túc,v.v...ông Luận kể lại chuyện thời đi học của mình.

Bộ trưởng Giáo dục, mẩu chuyện bỏ túi, đổi mới giáo dục, Phạm Vũ Luận
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Yên Minh cầm hoa chờ Bộ trưởng. Bộ GD-ĐT trao 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho học sinh của huyện.

Vẫn quen cách gọi học sinh là "các cháu", Bộ trưởng kể thời mình đi thi học sinh giỏi THPT từ quê ra thị xã Hà Đông:

"Tôi ra buổi chiều, các bác gửi ở trong nhà dân. Buổi tối, giám đốc Sở mời ra để khen thưởng chiếc bút máy. Nhận thưởng xong, tôi không biết đường về vì không biết mình ở nhà bác nào, tên là gì. Đi vòng mãi cũng không tìm ra, mấy chú công an thấy thế cho lên xe đạp, đi hỏi một vòng mới tìm về được nhà trọ”.

Kể câu chuyện này, Bộ trưởng trấn an các học sinh rằng ai cũng có bỡ ngỡ, điều quan trọng là phải tự tin, sẽ có người giúp đỡ. Năm nay, Hà Giang có 6.504 học sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có 2.489 em phải di chuyển sang tỉnh bạn là Tuyên Quang để dự thi tại cụm thi của Trường ĐH Tân Trào.

"Tôi từng bắt xe ôm đi vào bản"

Tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hà Giang và các cơ quan ban ngành của tỉnh, nhiều thắc mắc đã được đặt ra.

Với giọng nói chừng mực, ông HạngMý De, đại diện Hội Khuyến học, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT, nêu băn khoăn mà các phụ huynh, giáo viên "không dám nói" khi ngành giáo dục "làm đổi mới".

Cụ thể, những thayđổi trong cách đánh giá ở bậc tiểu học theo Thông tư 30, chuyện sử dụng"công nghệ giáo dục" (CNGD) và mô hình trường học mới khiến phụ huynh, giáo viên hoang mang, "không hiểu gì".

Bộ trưởng Giáo dục, mẩu chuyện bỏ túi, đổi mới giáo dục, Phạm Vũ Luận
Ông Hạng Mí De trình bày những băn khoăn của cử tri Hà Giang về những thay đổi trong giáo dục thời gian gần đây

Sau khi lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học giải thích cụ thể về từng lĩnh vực,ông Luận thêm về những thay đổi tổng thể, trong đó nhấn mạnh tới chuyện "truyền thông để thay đổi nhận thức của phụ huynh".

Để trả lời cho việc áp dụng phương pháp "công nghệ giáo dục" có hiệu quả hay không, ông Luận kể lại chi tiết về quá trình một mình đi thực tế ở Lào Cai bằng xe ôm và lặn lội vào nơi xa xôi. Lào Cai là địa phương kiên trì áp dụng phương pháp dạy học này, trong 35 năm thăng trầm "khi sống, lúc chết" của mô hình CNGD (một mô hình được đánh giá là hiệu quả trong việc dạy tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số).

Người đứng đầu ngành giáo dục lưu ý báo chí không đưa chi tiết "đi thực tế". Tuy nhiên, câu chuyện này đã được GS Hồ Ngọc Đại cha đẻ của CNGD, kể trênbáo Tiền phong cách đây 1 năm.

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp thỉnh thoảng gọi tôi"

Là người ví von việc đổi mới giáo dục như "trận đánh lớn", với các hình ảnh như: nhà quản lý giáo dục là "sĩ quan", việc đổi mới thi cử là "trận Buôn Mê Thuột", tinh thần "chiến dịch" của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận một lần nữa được nhắc lại trong chuyến đi này.

Bộ trưởng Giáo dục, mẩu chuyện bỏ túi, đổi mới giáo dục, Phạm Vũ Luận
Nói chuyện với học sinh, ông Phạm Vũ Luận cho biết một trong những thay đổi của giáo dục sắp tới là chú trọng tới kỹ năng sống, như kỹ năng lắng nghe, lựa chọn thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của bản thân.

"Khi còn sống, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có gọi tôi đến hỏi về tình hình đổi mới giáo dục và căn dặn về chuyện chuẩn bị chu đáo. Chưa chuẩn bị chu đáo thì chưa triển khai, và không được nôn nóng. Thấm nhuần lợi dặn của Đại tướng. chúng tôi tập luyện cho thầy cô quen dần với đổi mới, trải nghiệm từng bước, từ đơn giản đến phức tạp"- ông Luận nhắc lại bài học này hai lần khi động viên học sinh, giáo viên và các lãnh đạo tỉnh Hà Giang yên tâm về sự chuẩn bị của ngành giáo dục.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm