1. Giảm cân không cần cố gắng
Giảm cân mà không cần cố gắng có vẻ là giấc mơ của mọi phụ nữ, nhưng nếu bạn giảm hơn 5% số cân nặng của mình trong vòng 6-12 tháng mà không dùng bất cứ phương pháp giảm cân nào, đặc biệt khi đã lớn tuổi, bạn cần phải đi khám.
Cân nặng bị ảnh hưởng bởi số calo nạp vào, cường độ hoạt động, sức khỏe chung, tuổi tác, thuốc men, các vấn đề xã hội… Ngoài những nguyên nhân ấy, giảm cân nhanh còn có thể do ung thư, trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh Parkinson, tiểu đường, cường giáp, và một số bệnh khác.
2. Đau bụng
Đau bụng có rất nhiều lý do, bao gồm cả tiêu chảy, khó tiêu, GERD, bệnh loét, đau tim, chấn thương, táo bón, viêm ruột, đau cơ…
Nhưng nếu cơn đau này kéo dài hơn 3 ngày, có liên quan tới các chấn thương, có thể kèm theo áp lực hoặc đau ngực, khiến bạn đau trầm trọng, nôn mửa, bụng bị phình to, có bất cứ dấu hiệu vàng da nào, bạn nên đi khám ngay lập tức.
3. Khó thở
Tập thể thao, hồi hộp, viêm phế quản, hen suyễn, thay đổi nhiệt độ nhanh, béo phì, ở trên cao và nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra khó thở.
Nhưng nếu bị khó thở đi kèm với đau ngực, sưng tấy bàn chân hoặc cổ chân, khó thở khi nằm xuống, sốt cao, lạnh người và ho, môi và đầu ngón tay chuyển sang màu xanh, triệu chứng khó thở này đã trở nên rất nguy hiểm.
4. Đau đầu
Hầu hết những lần đau đầu của mọi người không cần phải chữa trị, ngay cả khi bạn bị đau đầu vì các triệu chứng như đau nữa đầu, đau đầu từng cơn do thiếu ngủ, chu kỳ kinh nguyệt, bỏ ăn, tư thế lệch lạc, nhiễm trùng xoang, thực phẩm và rượu…
Nhưng nên đi khám nhanh nếu bạn bị đau đột ngột, trầm trọng đi kèm với các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, đột nhiên mất cân bằng hoặc ngã xuống, tê cứng người, ngứa ran… hoặc khi đau đầu đi kèm với sốt, khó thở, cổ cứng, mẩn ngứa, nôn mửa, hay có thể là cơn đau nửa đêm hoặc sau khi bị thương đầu…, đau đầu nhiều hơn 3 lần mỗi tuần.
5. Sốt nóng
Sốt nóng xảy ra khi cơ thể đang “chiến đấu” với những bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, sưng viêm do bị thương hoặc bệnh. Phơi nắng, kiệt sức vì nhiệt, thuốc men cũng có thể gây sốt.
Nhưng nếu nhiệt độ tăng cao trên 39 độ và kéo dài trên 3 ngày, bạn cần đi khám. Cũng nên đi khám nếu bạn gặp ảo giác, rối loạn tâm thần, bơ phờ, hay tức giận, co giật, mất nước, nhức đầu nặng, phát ban da, cứng cổ, hoặc đau khi cúi cổ của bạn về phía trước.
6. Ngáy ngủ
Ngáy ngủ thường vô hại nhưng đôi khi cũng báo hiệu một nguy hại sức khỏe bị bỏ qua. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong ngày vì thiếu ngủ.
Nếu bạn ngáy mỗi đêm và tiếng ngáy ngắt quãng vì hơi thở và khịt mũi, cùng với mệt mỏi ban ngày có thể là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể gây ra cao huyết áp, các vấn đề tim mạch.
7. Vết tàn nhang lạ
Tàn nhang thường vô hại, nhưng nếu đốm nâu ấy lớn hơn 6 mm và bắt đầu thay đổi hình dạng, màu sắc, kích thước, trở nên ngứa ngáy, đau nhức, bạn nên đi khám gấp để chẩn đoán sớm các căn bệnh trầm trọng hơn.
8. Khát nước liên tục
Trong những ngày nắng nóng, khát nước liên tục là điều bình thường. Khát nước cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nhưng nếu bạn khát nước đi kèm với sưng tấy ở chân, tăng cân nhanh, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc thận, hoặc bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu tăng khiến con người đi tiểu nhiều hơn dẫn đến mất nước.
Khát đi kèm với buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi cần được khám ngay lập tức.
9. Đau cơ
Bạn thường bị đau cơ sau khi hoạt động quá sức, nhưng đau cơ đi kèm với đau nhức toàn thân, ngày càng trầm trọng, khiến bạn yếu mệt đi, nước tiểu tối màu có thể là dấu hiệu của tiêu cơ vân, một hội chứng nghiêm trọng vì nó tiết ra chất độc từ tế bào vào máu, gây hại cho gan.
10. Táo bón
Táo bón có thể bị gây nên bởi thuốc, uống nước không đủ, thiếu chất xơ, chế độ ăn hàng ngày, du lịch, hội chứng ruột kích thích, tình trạng thần kinh (bệnh Parkinson), suy giáp cũng như căng thẳng. Nhưng nên đi khám nếu bạn bị táo hơn 2 tuần, đi tiêu ra máu, giảm cân nhanh hoặc có những cơn đau bụng đi kèm với hoạt động của ruột.