Nộp lại tiền đánh bạc không phải là tình tiết giảm nhẹ

Lê Viết Thanh một năm ba tháng tù xuống còn một năm tù, Trần Anh Quốc chín tháng tù xuống còn năm tháng 12 ngày tù về tội tổ chức đánh bạc. Lý do tòa giảm án là sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đã nộp lại số tiền đánh bạc (Vũ nộp 20 triệu đồng, Thanh nộp 15 triệu đồng, Quốc nộp 13 triệu đồng) để tịch thu sung quỹ nhà nước. Đây được xem là tình tiết giảm nhẹ mới để giảm án cho các bị cáo.

Trước hết, phải khẳng định rằng số tiền dùng để đánh bạc là vật chứng của vụ án (tang vật). Theo quy định của BLTTHS thì tang vật cần được thu thập kịp thời, đầy đủ. Lẽ ra ngay sau khi khởi tố bị can, cơ quan điều tra (CQĐT) phải yêu cầu Vũ, Thanh và Quốc nộp lại số tiền đánh bạc vì số tiền này là phương tiện phạm tội, có giá trị chứng minh hành vi phạm tội đánh bạc của họ. Nhưng đến khi xét xử sơ thẩm mà CQĐT vẫn không buộc các bị cáo phải nộp lại là chưa làm hết trách nhiệm, vi phạm Điều 74, Điều 75 BLTTHS.

Khi xử sơ thẩm, tòa sơ thẩm tuyên buộc các bị cáo Vũ, Thanh và Quốc phải nộp lại tiền đánh bạc để sung quỹ nhà nước là thực hiện đúng quy định tại Điều 76 BLTTHS. Nếu các bị cáo chưa có tiền để nộp cho cơ quan tố tụng thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án sẽ tổ chức thu hồi theo quyết định của bản án. Tuy nhiên, sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo đã nộp lại tiền đánh bạc thì đó là việc thi hành quyết định xử lý vật chứng của tòa sơ thẩm. Tòa phúc thẩm lại cho rằng đó là tình tiết giảm nhẹ mới để giảm án cho các bị cáo là vi phạm pháp luật do đã không phân biệt đâu là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS, đâu là trách nhiệm của các bị cáo trong việc phải nộp lại vật chứng của vụ án.

Có thể khẳng định việc nộp lại tiền (vật chứng) vụ án hay nộp tiền thu lợi bất chính để sung quỹ nhà nước ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 BLHS.

Luật sư ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh tòa hình sự TAND Tối cao

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm