Phải mở toang thông tin để chống tham nhũng

Luật Báo chí cũng cụ thể hóa những việc mà báo chí được làm: “Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”.

Những quy định chặt chẽ và tường minh ấy chính là cơ sở cho báo chí thu thập thông tin, thực hiện vai trò của mình, mà một trong số đó là chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Điều cốt tử đối với một nhà báo là thông tin. Điều này không phải bàn cãi và là lý do tồn tại của báo chí. Đối với việc báo chí chống tham nhũng, tiêu cực thì thông tin lại mang tính quyết định sự thành bại.

Nhưng như nhiều nhà báo từng trải nghiệm nỗi cô đơn, nguy hiểm khi chống tham nhũng tại hội thảo “Báo chí với công tác chống tham nhũng, tiêu cực” hôm qua bày tỏ thì quyền thu thập và công bố thông tin liên quan đến tham nhũng vẫn đang gặp nhiều rào cản.

Những quyền ấy của nhà báo, của báo chí mỗi khi bị xâm phạm đều gióng lên một hồi chuông cảnh báo không chỉ đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng, mà còn có thể triệt tiêu những nỗ lực của những người có tâm huyết cho đất nước phát triển lành mạnh, vững bền.

Khi nhà báo chống tham nhũng bị đe dọa, bị can thiệp, bị cô lập… thì cũng chính là lúc báo chí không thể hoàn thành nhiệm vụ chống tham nhũng của mình. Cũng chính là lúc mà những quy định về quyền thu thập, công bố thông tin của báo chí, vốn là một phương thức chống tham nhũng, tiêu cực hữu hiệu, không thể thoát ra khỏi những trang giấy vô hồn để xông thẳng vào cuộc sống đang cần sự minh bạch và công khai.

Đã từng có nhiều ý kiến đưa hành vi cản trở báo chí vào BLHS 2015 nhưng không được chấp nhận. Dẫu BLHS 2015 có quy định “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” là một hành vi phạm tội thì trên thực tế quyền thu thập và công bố thông tin của báo chí vẫn bị cản trở, nhất là đối với những vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Điều này cần phải thay đổi để quyền của báo chí được pháp luật ghi nhận, bảo hộ tốt hơn. Khi đó, nhà báo sẽ yên tâm thực hiện hết trách nhiệm của mình, nhất là trên mặt trận chống tham nhũng, vì cánh cửa thông tin đã mở toang.

Mong sao!

Số 1 Đông Nam Á và…

Số 1 Đông Nam Á và…

(PLO)- SEA Games 32 đang khép lại và vị trí số 1 Đông Nam Á của thể thao Việt Nam (TTVN) gần như đã được xác định.
Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

(PLO)- Chỉ khi người lãnh đạo dám nhìn nhận cái sai và sửa sai, dám sòng phẳng với người dân khi tham gia tố tụng thì công cuộc quản lý hành chính mới ngày một tốt hơn và niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền ngày một tăng cao.
Muốn 'xanh', phải hành động

Muốn 'xanh', phải hành động

(PLO)- Phát triển xanh là xu hướng khó cưỡng lại nếu để ý rằng mới đây châu Âu thông qua đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng, nhiều nước cũng dần nâng cấp các tiêu chuẩn về phát triển xanh.
Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

(PLO)- Việc nhiều người ngang nhiên thu phí đỗ xe ở TP.HCM cho thấy đã đến lúc TP nên áp dụng các giải pháp công nghệ mới để vừa mở rộng số tuyến đường có tổ chức đỗ xe, làm tốt giao thông tĩnh vừa loại trừ được hiện tượng thu tiền riêng…
Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

(PLO)- Trường hợp người phạm tội trốn ra nước ngoài, việc thi hành án hình sự gặp khó, dẫn đến hiệu lực của bản án chưa đạt được do người phạm tội vẫn nhởn nhơ sống ở nước khác.