Phân biệt bệnh sởi và thủy đậu

Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39 - 40°C, mệt mỏi kèm chảy nước mũi, ho, nổi phát ban.

Phân biệt bệnh sởi và thủy đậu ảnh 1
Bệnh sởi xuất hiện ban đỏ từ mặt, lan dần xuống chân và tay rồi toàn thân. Hình minh họa. 

Có thể nhận biết sớm và phân biệt sởi với bệnh lý khác bằng cách dựa vào các triệu chứng cụ thể: Bệnh thường khởi phát bằng triệu chứng sốt cao kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp. 
Một dấu hiệu nữa để phân biệt sởi với các bệnh lý sốt phát ban khác là với bệnh sởi, các ban đỏ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bắt đầu từ mặt lan dần xuống chân, tay và rộng ra toàn thân. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong vòng 12 - 24 giờ. Mụn nước có đường kính từ 1 - 3mm, chứa dịch trong. 

Phân biệt bệnh sởi và thủy đậu ảnh 2
Bệnh thủy đậu khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, chi và lan toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Hình minh họa. 

Trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc khi bị nhiễm trùng, mụn sẽ có màu đục do chứa mủ. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; ở người lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.

Theo Gia Phú/sggp.org.vn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm