Phản đối sáp nhập trường, ngăn cản hơn 120 học sinh đến lớp

(PLO)- Mặc dù khai giảng năm học mới đã được hai ngày, nhưng chỉ có 11/154 học sinh Trường THCS Khai Lạng (cơ sở 2) được đến lớp học.  
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay (7-9), rất đông phụ huynh đứng trước cổng trường và sân trường cản học sinh vào cơ sở 2 của Trường THCS Khai Lạng (đóng tại xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) học để “phản đối sáp nhập trường, học sinh lớp 9 đi học xa nhà”.

Phụ huynh phản đối sáp nhập trường bằng... "ngăn học sinh đến lớp"

Phụ huynh kéo đến cổng Trường THCS Khai Lạng (cơ sở 2, đóng tại xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) phản đối sáp nhập trường.

Phụ huynh kéo đến cổng Trường THCS Khai Lạng (cơ sở 2, đóng tại xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) phản đối sáp nhập trường.

Việc sáp nhập Trường THCS Lạng Sơn (xã Lạng Sơn) với Trường THCS Khai Sơn (xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn) thành Trường THCS Khai Lạng (đóng tại xã Khai Sơn) đã được UBND huyện Anh Sơn tiến hành từ năm học 2018-2019 để nâng cao chất lượng giáo dục...

Theo đó, hiện tại xã Lạng Sơn “không xóa” trường THCS mà trở thành cơ sở 2 của Trường THCS Khai Lạng. Còn cơ sở 1 của Trường THCS Khai Lạng đóng tại xã Khai Sơn.

Thời gian qua, chỉ có khối học sinh lớp 9 ở xã Lạng Sơn đến học tại cơ sở 1 ở xã Khai Sơn, còn các khối 6, 7, 8 ở xã Lạng Sơn vẫn học ở cơ sở 2.

Ngày 6-9, hơn 50 học sinh ở xã Lạng Sơn bước lên lớp 9 thay vì đến đến cơ sở 1 ở xã Khai Sơn học thì lại đến cơ sở 2. Trong khi tại cơ sở 2 (xã Lạng Sơn) ba năm qua không còn bố trí lớp học cho khối 9. Hàng trăm phụ huynh xã Lạng Sơn kéo đến cơ sở 2 để “yêu cầu mở cửa lớp học cho học sinh lớp 9”.

Thầy cô giáo và phụ huynh phải ra giải thích nhưng phụ huynh không đồng thuận, các em học sinh lớp 9 ra về không đến cơ sở 1 để học.

Sáng nay, rất đông phụ huynh ở xã Lạng Sơn bỏ công việc đồng áng đến đứng trước cơ sở 2 để ngăn cản con, em vào lớp học nhằm gây sức ép lên chính quyền địa phương giải quyết chuyển lớp 9 về học ở trường cũ (cơ sở 2).

Tổng số 154 học sinh khối 6,7,8 của cơ sở 2 Trường THCS Khai Lạng chỉ có 11 em được đến lớp học.

Anh HC (ở xã Lạng Sơn) nói: “Con tôi năm nay lên lớp 6, nếu đi học ở trường THCS cũ tại xã Lạng Sơn thì từ nhà đến trường chỉ khoảng 1km, còn sau này khi lên lớp 9 đi học ở trường mới tại xã Khai Sơn (THCS Khai Lạng) thì xa khoảng gần 10km. Con còn nhỏ, đi học xa quá vất vả”.

Một số phụ huynh cho rằng: “Chúng tôi muốn được bàn bạc, lấy ý kiến việc sáp nhập trường. THCS mà phải đi học qua cầu, qua sông thì quá thương con”.

Theo anh NQB phản ánh: “Con đi học xa bố, mẹ bất an, chưa nói tới phải mất một khoản tiền mua sắm phương tiện cho con đi học”.

Chính quyền địa phương nói gì?

Lãnh đạo xã Lạng Sơn cho biết, việc phụ huynh ngăn cản con, em đến trường là thiệt thòi cho học sinh.

Thầy, cô giáo, lãnh đạo xã, huyện và Phòng GD&ĐT huyện Anh Sơn đã trực tiếp giải thích với phụ huynh việc sáp nhập trường là xuất phát từ thực tế quy mô trường, lớp và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường của huyện, sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp, giảm chi tiêu ngân sách. Đồng thời, sáp nhập trường với mục tiêu tập trung đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết, nâng cao chất lượng dạy và học hơn…Tuy nhiên, hiện các phụ huynh vẫn chưa đồng thuận.

Người dân, phụ huynh kéo vào sân Trường THCS Khai Lạng (cơ sở 2) gây sức ép.

Người dân, phụ huynh kéo vào sân Trường THCS Khai Lạng (cơ sở 2) gây sức ép.

Chiều 7-9, bà Bùi Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền, giải thích, vận động với phụ huynh. Người dân, phụ huynh không được gây sức ép, ngăn cản các em học sinh đến lớp học. Bởi điểm trường tại xã Lạng Sơn vẫn giữ nguyên như những năm vừa qua, tức là lớp 6,7,8 vẫn học ở xã Lạng Sơn. Hiện chỉ chuyển 52 em học sinh khối 9 sang học ở cơ sở 1 tại xã Khai Sơn.

Chúng tôi đã tuyên truyền, vận động nhiều rồi nhưng người dân vẫn không hiểu, đơn thư phản ánh chúng tôi đã trả lời rồi. Hiện có một số bộ phận lôi kéo nhân dân đứng ra chống, ngăn cản học sinh đến lớp học. Không cho trẻ đến trường là vi phạm quyền của trẻ em. Các em đến cơ sở 1 học thì đảm bảo cơ sở vật chất hơn. Khi chúng tôi gặp phụ huynh giải thích các em lớp 9 năm sau lên lớp 10 nếu học Trường THPT Anh Sơn 1 thì cách nhà 20 km, học THPT Anh Sơn 2 cách nhà 10km thì phụ huynh im lặng không ý kiến. Nếu phụ huynh nói phản đối sáp nhập trường để giữ ngôi trường THCS xã Lạng Sơn lâu năm thì trường vẫn còn đó có mất đi đâu”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm