Cả bị cáo và bị hại kháng cáo vụ siêu trộm tôm ở Cà Mau

Ngày 21-1, bị hại Lê Duy Châu cùng các bị cáo, người liên quan đều đã nhận được thông báo của tòa về việc họ kháng cáo bản án sơ thẩm.

Các bị cáo tại thời điểm Tòa án huyện Đầm Dơi tuyên án sơ thẩm hôm 4-1-2021 (ảnh TRẦN VŨ).

Theo đó, có 13 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Đỗ Huệ Tánh, Võ Văn Thạnh, Lê Văn An, Phạm Ngọc Hận, Huỳnh Minh Quang, Phan Thành Minh, Trần Chí Linh, Trần Đồng Tâm, Nguyễn Minh Khải, Dương Thanh Tuấn, Nguyễn Văn Lộc Em, Phan Tuấn Cường và Nguyễn Minh Thông. 

13 bị cáo này vừa bị tòa sơ thẩm tuyên phạt từ bốn năm đến 11 năm sáu tháng tù. Bị hại Lê Duy Châu cũng kháng án yêu cầu tòa tuyên tăng mức bồi thường thiệt hại lên 647 triệu đồng. Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên các bị cáo bồi thường cho anh Châu số tiền 341,9 triệu đồng. 

Ban đầu PLO có nhiều tin, bài phản ảnh, phanh phui vụ trộm này, sau đó các cơ quan tội tụng đã khởi tố điều tra theo thẩm quyền.

Theo hồ sơ, vào ngày 7-5-2020, nhóm thương lái do Đỗ Huệ Tánh cầm đầu vào đầm tôm của anh Lê Duy Châu, ở xã Tạ an Khương, huyện Đầm Dơi, Cà Mau để kéo thu hoạch và mua tôm thẻ chân trắng. 

Quá trình kéo tôm, nhóm này đã dở trò trộm cắp. Nhóm không ngờ đã bị hệ thống camera an ninh của anh Châu quay lại hành vi trộm cắp. 

TAND huyện Đầm Dơi đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong 10 ngày, tuyên án vào ngày  4-1.

Theo đó, tòa tuyên phạt 14 bị cáo phạm tội trộm cắp có tổ chức và năm bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm. Trong đó, bị cáo chủ mưu Đỗ Huệ Tánh bị phạt cao nhất,11 năm sáu tháng tù. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...