Nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ khi xử lý các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã được chỉ mặt đặt tên. Các chuyên gia cho rằng cần hoàn thiện pháp luật từ cấu thành tội phạm, cách thức điều tra cho đến quá trình xét xử để có thể xử lý nhiều hơn loại án này.
Cần một quy trình tố tụng đặc biệt
Theo ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em), hiện nay khi điều tra các vụ xâm hại trẻ em, công an thường yêu cầu các bé lên để lấy lời khai nhiều lần. Mỗi lần như thế lại làm các bé thêm hoảng loạn hơn, giống như vô tình chúng ta xâm hại trẻ một lần nữa. Chưa kể mỗi lần gặp công an trẻ nhỏ lại càng thấy sợ sệt nên có khi lời khai bất nhất, càng khai mâu thuẫn thì càng phải khai nhiều.
Vì vậy cần có quy định về thủ tục trình tự điều tra riêng với trẻ em. Tức là ngoài những nguyên tắc chung phải tuân thủ thì cần có cách điều tra cho phù hợp với trẻ em. Không nên cho điều tra viên trực tiếp lấy lời khai của trẻ mà lấy qua cha mẹ, nhân viên công tác xã hội hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ. Ví dụ, khi trẻ bị xâm hại, nhân viên tư vấn tâm lý sẽ đến và trong quá trình tư vấn tâm lý người ta có quyền ghi âm, ghi hình làm chứng cứ. Sau đó cơ quan điều tra được phép sử dụng các băng ghi âm, ghi hình này như một chứng cứ để phục vụ công tác điều tra…
“Với những vụ án về xâm hại tình dục, dâm ô trẻ em phải được xem là đặc biệt nghiêm trọng, vụ án nóng cần ưu tiên xử lý ngay. Nếu cứ đi theo quy trình tố tụng bình thường thì rất khó, nếu không xử lý nhanh càng gây tổn thương cho trẻ nhiều hơn” - ông Nam cho biết.
Ông Nam thông tin thêm: “Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em không được kịp thời phát hiện, xử lý vì gia đình nạn nhân ngại tố cáo, sợ ảnh hưởng đến tương lai con em mình. Họ không biết địa chỉ nào tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ bí mật thông tin. Trong khi Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã có đường dây sẵn sàng hỗ trợ với số 18001567”.
Phải lưu ý việc gây tổn thương tinh thần
Theo Điều 34 Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em (có hiệu lực từ ngày 2-9-1990) mà Việt Nam là thành viên quy định, các nước thành viên cam kết bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này phải đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp ở cấp quốc gia để ngăn ngừa…
một kiểm sát viên cấp cao tại Hà Nội và luật sư (LS) Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) nêu ý kiến: tinh thần của công ước là bảo vệ tuyệt đối quyền của trẻ em về tinh thần lẫn thể chất. Quy định pháp luật của nhiều nước đã phân biệt biểu hiện hành vi xâm hại rất chi tiết, cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Trong khi pháp luật của chúng ta hiện nay chưa cụ thể hóa hết tinh thần này khi quá coi trọng chứng cứ vật chất vốn đã khó xác định.
“Tôi nghĩ đã là xâm hại trẻ em thì dù bất cứ hành vi nào mà gây tổn hại về tinh thần lẫn thể xác đều cần phải xử lý hình sự” - LS Tuấn nói. Theo LS Bùi Quốc Tuấn, BLHS cần phải điều chỉnh ở các tội danh tương ứng theo hướng bảo vệ tuyệt đối quyền trẻ em. Thực tế là khi trẻ nhỏ bị xâm hại tình dục, ngoài những tổn thương về thân thể, hầu hết nạn nhân đều rơi vào trạng thái hoảng loạn tinh thần, thậm chí cha mẹ các em cũng bị ám ảnh.
Cụ thể hơn, ông Đặng Hoa Nam cho rằng Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em quy định rõ việc xâm hại tình dục trẻ em bao gồm dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Do đó BLHS cần phải bổ sung sửa theo tinh thần này.
Phó thủ tướng chỉ đạo về phòng, chống xâm hại trẻ em Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Theo đó, gần đây một số tờ báo phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho các gia đình có trẻ em gái. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan đề xuất, tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT chỉ đạo tăng cường giáo dục, hướng dẫn kỹ năng, biện pháp giúp trẻ em, học sinh nâng cao năng lực nhận biết, phòng tránh bị xâm hại. TN Tòa nên xử kín Tại các phiên tòa, bản thân trẻ nhỏ (nếu bị tòa triệu tập) và người giám hộ của trẻ cũng phải chịu áp lực rất lớn từ phía công luận và quá trình xét xử. Chỉ cần khi tranh luận, LS của bị cáo hoặc người liên quan vô tình có những lời lẽ không chuẩn mực cũng làm phía bị hại ức chế và ảnh hưởng đến tâm lý. Quan trọng hơn là ai đảm bảo được quyền về hình ảnh, nhân thân và thông tin của họ sau phiên tòa được sử dụng đúng luật. Có khi vài chục năm sau họ còn bị người khác đưa ra để trục lợi. Do vậy tôi nghĩ nên bổ sung quy định đối với các phiên tòa xâm hại tình dục trẻ em thì xét xử kín. Ngoài ra cũng cần quy định về việc ẩn danh đối với bị hại trong quá trình tiến hành tố tụng. Có như vậy mới bảo vệ tối đa uy tín, danh dự, sự phát triển của trẻ và cha mẹ trẻ. TS LÊ MINH HÙNG, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM Mức án nghiêm khắc hơn Theo BLHS 1999 nếu người chưa thành niên mà giao cấu với trẻ em từ 13 đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 BLHS 2015 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”, gồm cả tội giao cấu với trẻ em. Quy định này hợp lý vì đã mở rộng xử lý đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em. Riêng đối với tội hiếp dâm trẻ em và dâm ô với trẻ em hiện nay thì cần hình phạt nghiêm khắc hơn nữa để răn đe những người sắp và đang có ý định phạm tội. LS NGUYỄN TOÀN THIỆN, |