Kể cả Internet với cam kết trả lãi theo mô hình đa cấp là vi phạm pháp luật, bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định số 42/2014/ND-CP quy định “Mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải là mua bán hàng hóa, không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp, trừ trường hợp pháp luật cho phép”.
Tự bản thân hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính-ngân hàng và hoạt động huy động vốn (chưa cần theo mô hình đa cấp) thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các chủ thể nhất định, chủ yếu là các tổ chức tín dụng và chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu một tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động huy động vốn với những tính chất nói trên là vi phạm pháp luật.
Trường hợp một tổ chức kinh tế có nhu cầu phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn phải tuân thủ các quy định về chào bán trái phiếu ra công chúng theo Luật Chứng khoán.
Hoạt động huy động vốn theo mô hình đa cấp đã, đang tồn tại với tính chất như là một hành vi vi phạm, do vậy chỉ nên đặt ra vấn đề xử lý.
Tuy nhiên, tôi cho rằng năng lực quản lý của cơ quan nhà nước là lý do quan trọng nhưng không phải là quyết định. Lý do quan trọng hơn là tính bất cân xứng thông tin trong xã hội, trình độ dân trí, tính vô hình của dịch vụ tài chính, tính phức tạp của sản phẩm tài chính, tiền tệ và vai trò của nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Do vậy nếu các bạn thấy pháp luật nước nào đó cho phép kinh doanh lĩnh vực này, còn pháp luật Việt Nam chưa cho phép cũng là chuyện bình thường.
Luôn hiểu rằng “miếng pho mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột” (ngạn ngữ Nga), không ai bảo vệ mình tốt hơn mình bảo vệ chính mình.