Khát vọng tuổi 33 và chuyển đổi số

(PLO)- Báo Pháp Luật TP.HCM trong quá trình phát triển luôn chú trọng vào công tác chuyển đổi số. Dưới đây là một vài hoạt động tiêu biểu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Việc chuyển đổi số (CĐS) trong báo chí là xu hướng không thể đảo ngược, nếu không muốn nói là yếu tố “sống còn” của tờ báo. So với một số tờ báo in khác, đặc biệt là báo online thì thời gian và tốc độ CĐS của báo Pháp Luật TP.HCM còn rất ngắn. Thách thức “bị bỏ lại phía sau” rất lớn, buộc phải thay đổi một cách quyết liệt kể từ đầu năm 2022 với mục tiêu, mô hình, kế hoạch và lộ trình một cách rõ ràng.

P4_Anh-chinh.jpg
P4_tac-nghiep-su-dung-Flycam.jpg
P4_Doi-ngu-chuyen-vien-mang.jpg
Đội ngũ PV, biên tập viên trẻ trung, năng động (ảnh 1), phương tiện tác nghiệp hiện đại (ảnh 2), đội ngũ kỹ thuật viên mạnh về công nghệ (ảnh 3) là những vốn để báo Pháp Luật TP.HCM thực hiện cam kết chuyển đổi số nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của bạn đọc. Ảnh: TH-ĐNT

Lấy bạn đọc - nghe - xem làm trung tâm

Với tôn chỉ, mục đích “trợ thủ đắc lực của người dân và doanh nghiệp” thì triết lý chủ đạo của việc CĐS của báo Pháp Luật TP.HCM chính là: “Chủ động xây dựng văn hóa số; lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy công nghệ làm bệ phóng cho vận hành tòa soạn số và sản xuất sản phẩm số của tờ báo trên cơ sở nhận thức bạn đọc - xem - nghe làm trung tâm.

CĐS trong báo chí không phải là tăng cường các biện pháp kỹ thuật đơn thuần, mà là một sự liên kết hữu cơ giữa nhận thức - quyết tâm - chiến lược. Cụ thể là nhận thức vai trò, sự cần thiết, thúc đẩy chủ trương CĐS của lãnh đạo, nhân viên, người lao động báo Pháp Luật TP.HCM; thứ nữa là quyết tâm từ trên xuống dưới, thể hiện qua cơ chế đo lường và cơ chế khuyến khích; cuối cùng là chiến lược, trong đó chủ yếu là triển khai các giải pháp cụ thể, nhất là giải pháp công nghệ.

Việc chuyển đổi số trong báo chí là xu hướng không thể đảo ngược, nếu không muốn nói là yếu tố “sống còn” của tờ báo.

Tập trung phát triển văn hóa số

Báo Pháp Luật TP.HCM trở thành một tờ báo phát triển về văn hóa số; hiện đại từ quy trình vận hành, xuất bản các nội dung thông tin đến việc lan tỏa, tăng trải nghiệm, tăng số lượng và tăng sự trung thành của bạn đọc - nghe - xem.

Trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện, đa nền tảng và đa dịch vụ, không chỉ cung cấp nhiều thông tin mới, hấp dẫn, độc quyền, có tính xây dựng mà còn đảm bảo các hoạt động sau mặt báo đa dạng, có sức ảnh hưởng (hoạt động hội thảo, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, các cuộc thi viết, các giải thưởng/bình chọn…).

Đảm bảo phát triển kinh tế báo chí bền vững, vừa nâng cao thu nhập cho nhân viên, người lao động của báo, vừa đảm bảo tái đầu tư vào hoạt động CĐS phù hợp với xu thế dòng chảy phát triển công nghệ.

Nguồn ngân sách từ đâu?

Nguồn tài chính này bao gồm: Thu trực tiếp từ doanh thu trên các nền tảng mạng xã hội (YouTube, Zalo, My Clip, Lotus…); từ các hợp đồng truyền thông, quảng cáo trên báo điện tử, báo in và các chương trình sau mặt báo.

Dựa vào chủ trương của Chính phủ, UBND TP.HCM, báo chủ động lên phương án kinh phí cho các nội dung CĐS cụ thể, đặc biệt các hoạt động CĐS nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền một cách hiện đại, hiệu quả, lan tỏa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền TP. Từ đó, báo kỳ vọng có thể huy động ngân sách từ các chương trình của Chính phủ và (hoặc) chính quyền TP bằng hình thức hỗ trợ, vay ưu đãi hoặc các hình thức hỗ trợ khác về công nghệ, giải pháp số, các chương trình tập huấn...

Những mục tiêu chung

Xây dựng văn hóa số tại báo Pháp Luật TP.HCM: Văn hóa số được hiểu là thói quen, sự tương tác, ý thức vận dụng sự phát triển của các phương thức, công cụ từ công nghệ mới để đơn giản hóa quy trình, cách thức làm việc nhưng mang lại hiệu quả, hiệu suất cao hơn, thời gian làm việc ít hơn. Vì vậy cần xây dựng đội ngũ người làm báo Pháp Luật TP.HCM chủ động tiếp thu, thúc đẩy nhận thức số, bao gồm nhận thức về tầm quan trọng của CĐS, trách nhiệm và lợi ích của CĐS…

Cải tạo thành công mô hình tòa soạn lấy “làm việc số - tương tác số” làm trọng tâm: Mô hình tòa soạn phải được cải tạo để phù hợp với định hướng phát triển nội dung và nguồn lực số của báo. Trong đó, các bộ phận tương tác, làm việc với nhau nhanh và hiệu quả hơn, việc quản lý công việc đã giao và được giao sẽ hiệu quả hơn nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ và các công cụ kỹ thuật, ví dụ trí tuệ nhân tạo. Muốn vậy, cơ quan sẽ từng bước nâng cấp hạ tầng số ngày càng phù hợp, hiện đại với nhu cầu thực tiễn.

Nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm số theo xu hướng báo chí hiện đại: Từ báo in đến báo điện tử và các nền tảng số khác phải được tiếp cận theo tư duy sản phẩm số nhằm tiếp cận nhu cầu cá nhân, đồng thời tăng cường sự đa trải nghiệm cho bạn đọc - nghe - xem.

Bạn đọc báo in có thể có trải nghiệm mới hoặc kết nối với các nền tảng số thông qua thiết bị di động; bạn đọc báo điện tử có thể trải nghiệm các sản phẩm đa phương tiện, 3D hay thực tế ảo, các sản phẩm sát với thị hiếu cá nhân.

Ngoài ra, nghiên cứu phát triển các sản phẩm số mới cho báo điện tử và các nền tảng số mới chuyển tải các nội dung của báo. Các chương trình sau mặt báo cũng cần kết hợp, đan xen với các sản phẩm số để trở nên thu hút, hấp dẫn, lan tỏa.

Phát triển doanh thu số: Đa dạng hóa các nguồn thu của cơ quan báo chí từ các sản phẩm số, dịch vụ số báo chí mà tờ báo cung cấp; tăng thu nhập cho nhân viên của báo thông qua việc cải thiện các nguồn thu đầu vào, ứng dụng một số giải pháp công nghệ để tăng doanh thu từ các sản phẩm báo chí hấp dẫn, đặc sắc, độc quyền, có giá trị thông tin cao.•

Một số tiêu chí cần phải cải thiện

Thực hiện trụ cột “chiến lược”. Trong đó, hoàn thiện chiến lược CĐS dựa vào tư vấn của các chuyên gia, các công ty công nghệ và tình hình thực tiễn của báo.

Tiếp tục thực hiện trụ cột “hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin”. Trong đó, các chỉ số “bảo mật thông tin” đạt loại xuất sắc; nhóm chỉ số “nền tảng số” và “hạ tầng số” đạt loại tốt.

Tiếp tục nâng cao chỉ số “độc giả, khán giả, thính giả”, tức bạn đọc - nghe - xem trong bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí do Bộ TT&TT đã ban hành. Trong đó, đảm bảo 100% việc đo lường, phân tích liên tục các chỉ số trải nghiệm của bạn đọc - nghe - xem. Mỗi quý đều đánh giá hiệu quả trải nghiệm của bạn đọc và có các đề xuất giải pháp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm