In the Land of Blood and Honey là bộ phim đầu tiên do Jolie viết kịch bản và làm đạo diễn. Phim kể về câu chuyện tình giữa Ajla, một người phụ nữ Hồi giáo và Danijel, một người đàn ông Serbia trước khi xảy ra cuộc chiến Bosnia năm 1992-1995. Sau này, họ gặp nhau trong tình cảnh hết sức trớ trêu. Người đàn ông là một sĩ quan quân đội còn người phụ nữ là tù nhân của anh.“Các nạn nhân chiến tranh thấy vô cùng xúc động khi xem bộ phim này. Phim hoàn toàn mang tính khách quan và kể đúng những gì đã xảy ra trong chiến tranh. Jolie đã làm một bộ phim thật tuyệt vời cho người dân Bosnia & Herzegovina.
Tôi nhìn nhận như vậy từ góc độ của một nạn nhân. Mọi người nên xem bộ phim này” - Murat Tahirovic, người đứng đầu một hiệp hội các tù nhân chiến tranh, nhận định. Kể sự thật về cuộc chiến ở BosniaPhim được Jolie quay năm 2010 và dự án điện ảnh này đã gây tranh cãi ở Bosnia khi kể lại câu chuyện của một nạn nhân Hồi giáo bị cưỡng bức đem lòng yêu kẻ tấn công mình là người Serbia. Việc này đã khiến nhiều tổ chức của các nạn nhân chiến tranh đã phản ứng dữ dội.
Angelina Jolie phát biểu trước báo giới trong buổi chiếu giới thiệu phimIn the Land of Blood and Honey ở New York hôm 5/12.
Nhằm xua đi sự giận dữ và nỗi sợ của các nạn nhân chiến tranh về bộ phim nên buổi chiếu phim đặc biệt ở Sarajevo đã có sự tham dự của nhiều đại diện người địa phương, song không mời cánh báo chí. “Jolie đã thành công khi kể câu chuyện về cuộc chiến và nêu rõ được những tình cảnh mà các nạn nhân từng phải đối mặt: bị hành hình tập thể, bị cưỡng bức, phải làm tấm chắn bảo vệ và nhiều chuyện rùng rợn khác” - Tahirovic nói.Còn bà Hatidza Mehmedovic, Hội trưởng Hội những người mẹ của các nạn nhân bị cưỡng bức, người từng lên tiếng phản đối dự án điện ảnh của Jolie sau khi đọc được những gì báo chí đưa tin, nhưng giờ đây bà rất xúc động và ca ngợi: “Thật tuyệt vời, phim đã mô tả được tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc chiến ở Bosnia. Phim truyền đi một thông điệp mạnh mẽ. Tôi muốn cám ơn Angelina Jolie về sự đầu tư trí tuệ cũng như tiền bạc của cô vào dự án điện ảnh này. Nó sẽ kể cho cả thế giới những điều có thật trong cuộc chiến ở Bosnia”. Năm ngoái, những lời phản đối mạnh mẽ của người dân Bosnia đã khiến Jolie phải quay gần như toàn bộ dự án điện ảnh của mình ở Budapest, Hungary. Chỉ có một số cảnh ngoài trời được quay ở Bosnia. Hồi tháng 10/2010, một Bộ trưởng Bosnia đã hủy bỏ giấy phép quay phim của Jolie với lý do không đủ giấy tờ hợp lệ, nhưng thực chất là do có quá nhiều nạn nhân nữ phản đối nội dung phim mà họ đọc được trên báo chí. Thậm chí, nhiều nạn nhân bị bạo lực tình dục còn viết thư lên Cao ủy Người tị nạn của Liên hợp Quốc tuyên bố Jolie không xứng đáng đảm nhiệm vai trò “Đại sứ thiện chí” của tổ chức này và cô không nắm rõ về cuộc xung đột Bosnia. Năm ngoái, Jolie tới Bosnia lần đầu tiên với vai trò “Đại sứ thiện chí” của Cao ủy Người tị nạn Liên hợp Quốc. Nhận được những phản ứng đó, cô đề nghị các nạn nhân hãy giữ sự phán xét và chỉ trích của mình cho đến khi họ được thấy sản phẩm đã hoàn tất. Giờ thì tác phẩm điện ảnh của cô đã khiến những người từng chỉ trích mình phải nín lặng và thán phục.
Cảnh trong phim về cuộc chiến BosniaBị cáo buộc đạo ý tưởng
Dự án điện ảnh đầu tay của Jolie gặp không ít rắc rối khi cô còn bị nhà báo Croatia James Braddock kiện vì cho rằng nội dung phim đã ăn cắp ý tưởng từ cuốn tiểu thuyết A Soul Shattering mà nhà báo này viết vào năm 2007. Nhưng Jolie tỏ ra rất bình thản, lạc quan và trong cuộc trò chuyện với LA Times, cô nói: “Đó là chuyện bình thường. Nhiều bộ phim cũng đã nhận phải những cáo buộc như thế”. Jolie thừa nhận: “Tôi xây dựng nội dung bộ phim của mình sau khi đọc nhiều cuốn sách và tài liệu về cuộc chiến Bosnia. Đó là những tác phẩm của nhà báo Peter Maas, Tom Gielten và những câu chuyện của một vài người khác nữa. Tuy nhiên, tôi chưa hề đọc qua cuốn tiểu thuyết A Soul Shattering của nhà báo James Braddock. Sau tất cả những chuyện “ồn ào” đó, phim đã có buổi chiếu giới thiệu ở New York hôm 5/12 và sẽ có mặt ở khắp các rạp chiếu nước Mỹ vào ngày 23/12. Theo Việt Lâm (TT&VH)