Sử dụng căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Vậy sử dụng căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?

Sử dụng căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?

Ở góc trái của thẻ căn cước công dân có ghi rõ thông tin Date of expiry (ngày hết hạn). Do đó, theo đúng quy định của Luật Căn cước công dân 2014, người dân cần phải đổi căn cước mới khi đến mốc 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Việc sử dụng căn cước công dân (CCCD) hết hạn khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính… bạn có thể bị phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Cụ thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi không thực hiện đúng quy định pháp luật về cấp, đổi căn cước công dân.

Sử dụng căn cước công dân hết hạn sẽ bị xử phạt 300.000 - 500.000 đồng. Ảnh: MINH HOÀNG

Sử dụng căn cước công dân hết hạn sẽ bị xử phạt 300.000 - 500.000 đồng. Ảnh: MINH HOÀNG

Cách đổi căn cước công dân gắn chip qua mạng

Có 2 hình thức thực hiện, một là bạn đến trực tiếp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các địa điểm cấp căn cước công dân lưu động. Thứ hai là gửi yêu cầu trực tuyến thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

Trong khuôn khổ bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn bạn đọc cách gửi yêu cầu đổi căn cước công dân gắn chip ngay tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) tại đây.

Tiếp theo, bạn gõ vào thanh tìm kiếm từ khóa căn cước công dân và chọn dịch vụ Đổi thẻ căn cước công dân thực hiện tại cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Lựa chọn dịch vụ đổi thẻ căn cước công dân gắn chip tương ứng. Ảnh: MINH HOÀNG

Lựa chọn dịch vụ đổi thẻ căn cước công dân gắn chip tương ứng. Ảnh: MINH HOÀNG

Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần đọc kỹ các yêu cầu và nhấn vào nút Nộp trực tuyến, sau đó đăng nhập bằng tài khoản được cấp bởi cổng DVCQG. Nếu chưa có, người dùng có thể tham khảo cách đăng ký trong bài viết này.

Việc bạn cần làm là chọn lý do đổi lại căn cước công dân, đơn cử như hư hỏng, thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên hoặc khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi… Nếu thông tin cá nhân của bạn đã có trong cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, mọi thứ sẽ được điền tự động.

Chọn lý do đổi lại căn cước công dân gắn chip. Ảnh: MINH HOÀNG

Chọn lý do đổi lại căn cước công dân gắn chip. Ảnh: MINH HOÀNG

Tại phần Nơi tiếp nhận hồ sơ cấp căn cước công dân, bạn hãy chọn cơ quan công an tương ứng. Để tiết kiệm thời gian đi lại, người dùng có thể chọn hình thức chuyển phát thẻ căn cước công dân về tận nhà, sau đó nhập địa chỉ và số điện thoại liên lạc tương ứng.

Gửi yêu cầu và nhận thẻ căn cước công dân ngay tại nhà. Ảnh: MINH HOÀNG

Gửi yêu cầu và nhận thẻ căn cước công dân ngay tại nhà. Ảnh: MINH HOÀNG

Khi gửi yêu cầu thành công, bạn sẽ nhận được mã hồ sơ để theo dõi quá trình thực hiện và kết quả. Thời gian giải quyết thường sẽ rơi vào khoảng 7 ngày, không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ.

Hy vọng với những mẹo nhỏ mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ biết cách gửi yêu cầu đổi căn cước công dân ngay tại nhà khi thẻ CCCD bị hư hỏng, sai sót thông tin hoặc đã đến tuổi, tránh trường hợp bị phạt khi sử dụng căn cước công dân hết hạn.

Trong trường hợp làm căn cước công dân đã lâu nhưng chưa nhận được thẻ, bạn đọc có thể tham khảo bài viết 5 cách kiểm tra căn cước công dân đã làm xong chưa.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Làm căn cước qua mạng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức đi lại. Ảnh: MINH HOÀNG/Canva

Làm căn cước qua mạng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức đi lại. Ảnh: MINH HOÀNG/Canva

Đọc thêm