Đến hai tuần sau, tôi nhận được văn bản cho biết cũng vào ngày 22-1, văn phòng nhận được quyết định của cơ quan thi hành án không cho tôi sang tên đất để thực hiện bản án ngày 13-1. Việc ngăn chặn như thế đúng hay sai?
Dương Trung Thanh (duongthanh971@...)
Luật sư LÊ BỬU THÀNH trả lời: Theo khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự, chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Trong số các biện pháp bảo đảm thi hành án có biện pháp “tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản”.
Điều 10 Nghị định số 58/2009 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự) có lưu ý: “Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng… tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng… không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng… cho đến khi nhận được quyết định của chấp hành viên về việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng… tài sản”.
Nếu người bán đất cho bạn là người phải thi hành án thì yêu cầu “tạm dừng việc đăng ký đất để bảo đảm việc thi hành án” như đã nêu của chấp hành viên là đúng quy định.
TP ghi