Mặc dù Hải quân Hà Lan đã phát hiện ra tàu Kuznetsov nhiều ngày trước đó nhưng họ không thể theo sát tàu chiến của Nga khi đi qua vùng lãnh hải của quốc gia này.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga |
Thông thường, không quân NATO vẫn điều máy bay lên chặn các máy bay lạ, các tàu của nước nào không thuộc NATO đều bị hộ tống khi đi qua vùng biển của quốc gia thành viên.
Rốt cuộc, lực lượng tuần tra ven biển của Hà Lan phải triển khai máy bay Dornier-228 để áp sát tàu sân bay Nga qua lãnh hải Hà Lan. Tuy nhiên, máy bay này lại thiếu các thiết bị cần thiết để thu thập thông tin tình báo điện tử hoặc hình ảnh.
Kể từ năm 2002, Hà Lan đã giải tán toàn bộ phi đội máy bay tuần tra của mình. Hải quân Hoàng gia Hà Lan cũng phải thu hẹp lại sau nhiều năm cắt giảm ngân sách.
Việc Hà Lan không thể áp sát chiến hạm Nga qua lãnh hải của mình đã làm lộ rõ điểm yếu của châu Âu nhằm duy trì tình trạng sẵn sàng của quân đội.
Các quốc gia thành viên NATO hàng năm phải chi ra 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng, dù chỉ có bốn quốc gia thành viên là đạt mục tiêu đó vào năm 2013.
Chi tiêu ngân sác quốc phòng ở nhiều nước châu Âu đã giảm mạnh suốt hai thập kỷ qua, một phần là vì hiệp ước của Mỹ nhằm bảo vệ các đồng minh châu Âu. Và kết cục của Chiến tranh Lạnh đã khiến nhiều quốc gia châu Âu tin rằng giai đoạn hòa bình đang trong tay họ.
Chi tiêu quốc phòng trung bình của các thành viên NATO rơi từ 2,5% GDP từ giữa năm 1990-1994 xuống còn 1,6% GDP vào năm 2013. Trái lại, chi tiêu quốc phòng của Mỹ vẫn ở mức 4,1% GDP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thuyết phục các nước thành viên NATO cam kết mạnh mẽ hơn để tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm tới.
Theo Lê Thu (VNN)