Cầu Thăng Long lại hỏng

Theo đó, việc sửa chữa đã được hoàn thành trước ngày 30-10, diện tích thảm lại là 1.789 m2, kịp thời phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay lớp bê tông nhựa SMA trên mặt cầu có một vài vị trí nứt dọc nhỏ và bốn vị trí nứt ngang. Để phục vụ công tác sửa chữa các hư hỏng trong thời gian tới (nếu có), nhà thầu đã chủ động ký hợp đồng mua bổ sung 5.000 kg vật liệu Bond coat.

Cũng tại văn bản trên, Tổng cục Đường bộ cho rằng, các giải pháp sửa chữa thực hiện trong thời gian qua mới chỉ đảm bảo mục tiêu chống thấm nước xuống lớp phủ SMA. Riêng giải pháp tăng cường độ dính bám giữa lớp SMA và lớp chống eliminator vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Theo Tổng cục Đường bộ, giải pháp chống thấm trên lớp SMA chỉ có hiệu quả khi bản thân lớp SMA được xử lý đảm bảo ổn định. Do đó, tổng cục kiến nghị Bộ GTVT cho ý kiến chỉ đạo Viện Khoa học công nghệ và GTVT nghiên cứu giải pháp xử lý lâu dài hoặc mời thêm các chuyên gia, đơn vị trong, ngoài nước cùng nghiên cứu tìm giải pháp.

Cầu Thăng Long lại hỏng ảnh 1

Vết rạn nứt trên mặt cầu Thăng Long trước kia vẫn còn được nghiên cứu để tìm giải pháp. Ảnh: Bảo Khang

Trước đó, ngày 17-9, Bộ GTVT có thông báo giải thích sự cố hỏng hóc của cầu Thăng Long là do biến động bất thường của thời tiết tại một số thời điểm thi công. Cụ thể do nhiệt độ thấp cộng với gió mạnh làm cho một số mẻ bê tông nhựa SMA hạ thấp nhanh hơn dự kiến. Ngoài ra, tại thời điểm thi công ban đêm có sương mù đậm đặc, mưa nhỏ gây khó khăn cho việc khống chế độ ẩm nên không tạo được độ dính bám.

Tuy nhiên, văn bản trên của Tổng cục Đường bộ cho thấy nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý triệt để việc hỏng hóc cầu Thăng Long vẫn chưa có lời giải đáp. Điều này đang khiến dư luận đặt dấu hỏi, phải chăng cầu Thăng Long sẽ còn phải chịu thêm lần sửa chữa thứ sáu?

THÀNH VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm