TP.HCM công bố chương trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu...
TÁ LÂM
Sáng 22-7, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị công bố chương trình chuyển đổi số và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP.HCM.
Tham dự có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và nhiều lãnh đạo các sở ngành, doanh nghiệp.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
Phát biểu công bố chương trình chuyển đổi số, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của kinh tế - xã hội.
TP.HCM là thành phố lớn, năng động, là đầu tàu kinh tế của cả nước nên cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số.
Theo ông Đức, chương trình chuyển đổi số của TP.HCM đặt ra tầm nhìn, mục tiêu đến năm 2030, TP trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.
Cụ thể, đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt hơn 50%; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Thông tin của người dân và doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu TP.HCM.
TP.HCM cũng đặt mục tiêu nằm nhóm 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử. Kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%. Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Còn đến năm 2030 sẽ có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.
Ngoài ra, tất cả hồ sơ cấp thành phố, quận huyện và 95% hồ sơ cấp phường được giải quyết trên mạng. Trong giai đoạn này, dự kiến TP nằm trong nhóm 2 địa phương dẫn đầu về chính quyền số.
Để thực hiện mục tiêu trên, ông Dương Anh Đức cho biết TP.HCM đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp.
TP.HCM đồng thời phát triển hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, hạ tầng Internet vạn vật, hạ tầng dữ liệu. Phát triển nền tảng số, bao gồm các nền tảng như nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, nền tảng Internet vạn vật, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nên tảng kết nối dịch vụ số hóa, nền tảng chuỗi khối (blockchain), nền tảng định danh điện tử...
Theo ông Đức, một số ngành, lĩnh vực sẽ được chuyển đổi số như y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng và đào tạo nhân lực.
Chương trình chuyển đổi của TP.HCM được xây dựng dựa trên chương trình chuyển đổi số quốc gia, đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và kiến trúc chính quyền điện tử TP.
(PLO)- Các quyết định của Bộ Công an cùng VKSND Tối cao đang được dư luận hết sức đồng tình. Theo chỉ đạo của Bộ Công an và VKSND Tối cao, những cán bộ, công chức làm sai sẽ bị xử nghiêm.
(PLO)- Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long, luật sư của gia đình bé Trân đã cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, trong đó thể hiện hồ sơ có 2 biên bản khám nghiệm hiện trường.
(PLO)- Hỏa pháo súng thần công rơi giữa đám đông khán giả ở Huế; Cơ quan CSĐT vào cuộc vụ ô tô chắn ngang quốc lộ 20; Mở rộng chuyên án VN10, Công an TP.HCM bắt thêm 27 người, thu hơn 245 kg ma túy; Hai thanh niên ngăn cản một phụ nữ có ý định nhảy cầu tại Buôn Ma Thuột.
(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã hoàn thành rà soát, đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội tháo gỡ vướng mắc cho trên 2.200 dự án với tổng vốn gần 5,9 triệu tỉ đồng, tổng quy mô sử dụng đất khoảng 347.000 ha.
(PLO)- Trong cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhiều đảng viên, cán bộ tự nguyện hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước.
(PLO)- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, diễn ra từ ngày 5-5 và dự kiến bế mạc vào ngày 30-6, chia làm 2 đợt, họp tập trung trong 37 ngày; xem xét, thông qua 34 dự án luật, 3 nghị quyết về công tác lập hiến và cho ý kiến đối với 6 dự án luật... cùng hàng loạt nội dung quan trọng khác.
(PLO)- Sáng 5-5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLO)- Trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
(PLO)- Cùng với sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013, các vấn đề quan trọng khác như rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, sửa đổi Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND cũng được đề cập.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh công tác xây dựng pháp luật xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
(PLO)- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sẽ thực hiện những cải cách thể chế quan trọng, đặc biệt là sửa đổi Hiến pháp 2013 và hoàn thiện hệ thống luật pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới.
(PLO)- Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư Tô Lâm là điểm nhấn quan trọng trong triển khai thực tiễn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
(PLO)- Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34 xác định tiếp tục kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của hai đơn vị tiền thân để xây dựng thành quân đoàn chủ lực trong giai đoạn mới.
(PLO)- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội rút ngắn ba tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ HĐND các cấp để cuộc bầu cử khóa tới diễn ra sớm, sau khi kết thúc Đại hội Đảng XIV, giúp thuận lợi trong kiện toàn bộ máy và nhân sự cấp cao của Nhà nước.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ thì dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
(PLO)- Tính đến thời điểm này, 63 tỉnh, thành đã gửi đề án sáp nhập về Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp sẽ thẩm tra đề án này sau khi Chính phủ hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét.
(PLO)- Bộ Chính trị đã có chỉ đạo trong lần sắp xếp này sẽ thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan HĐND, UBND tại các đơn vị thực hiện sắp xếp; còn từ những lần về sau sẽ thực hiện bầu bình thường như thông lệ.
(PLO)- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ tiến hành từ 6-5 đến 5-6-2025.
(PLO)- Chính phủ đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương năm 2025 là 44.000 tỉ đồng để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.