Thực trạng vi phạm bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam ra sao?

(PLO)- Theo ông Aaron Herps, Trưởng phòng bảo vệ bản quyền Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (BTC Giải bóng đá ngoại hạng Anh), các vụ vi phạm bản quyền tại Việt Nam chủ yếu là về nội dung và đứng sau là  tổ chức tội phạm chuyên về cá cược. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 26-10, tại TP.HCM, Bộ VH-TT&DL tổ chức hội thảo "Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng".

vi-pham-ban-quyen-tren-khong-gian-mang.JPG
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: VĂN HÀ

Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng việc khai thác và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng; Thảo luận và trao đổi về các quy định pháp luật và thực tiễn việc thực thi cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng...

Cạnh đó, đây là dịp để trao đổi kinh nghiệm với một số quốc gia về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng qua đó đưa ra các đề xuất, giải pháp tại Việt Nam từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp về khai thác và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng.

Tại hội thảo ông Aaron Herps, Trưởng phòng bảo vệ bản quyền Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (BTC Giải bóng đá ngoại hạng Anh) chia sẻ về tình trạng vi phạm bản quyền của giải ngoại hạng Anh tại Việt Nam.

Theo ông Aaron Herps, các vụ vi phạm bản quyền của giải tại Việt Nam hiện rất tinh vi và phức tạp, đứng đằng sau là tội phạm có tổ chức như tổ chức tội phạm chuyên về cá cược.

Aaron-Herps.JPG
Ông Aaron Herps chia sẻ tại hội thảo

Nói về cách xử lý vi phạm trên, ông Aaron Herps cho biết đầu tiên sẽ dùng công nghệ bảo vệ các chương trình phát sóng của mình khi làm việc cùng K+ và sử dụng các công nghệ về lọc kênh, lọc thông tin trên Internet để tìm ra các nội dung đang bị phát bất hợp pháp.

"Khi phát hiện chúng tôi sẽ gửi thông tin ngay đến các bên cung cấp dịch vụ và các công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội như Telegram để cảnh báo luôn.

Ngoài ra, chúng tôi tổ chức đào tạo để nâng cao nhận thức không chỉ đối với người dùng xã hội nói chung mà còn đào tạo nâng cao nhận thức cho các cơ quan báo chí truyền thông cũng như làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước vì đây là bên rất quan trọng" - ông Aaron Herps nói.

Bên cạnh đó, Trưởng phòng bảo vệ bản quyền Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (BTC Giải bóng đá ngoại hạng Anh) cũng cho biết sắp tới sẽ triển khai chiến dịch "Nâng cao nhận thức về việc xâm phạm bản quyền và ăn cắp nội dung".

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức chương trình này tại Việt Nam và chúng tôi hi vọng những hoạt động như vậy sẽ tiếp tục được thực hiện để nâng cao nhận thức của tất cả mọi người" - ông Aaron Herps chia sẻ.

rasmus-hojlund-ten-hag-1.jpeg
Hình ảnh trận MU gặp Bayern tại giải ngoại hạng Anh. Ảnh: GETTY

Nói về cơ sở pháp lý để có thể chặn những trang web lậu trong thời gian tới, ông Aaron Herps cho rằng đây là vấn đề cần phải được xây dựng và khi xây dựng được quy định của pháp luật rồi thì khi triển khai nó sẽ dễ hơn.

"Bởi thực ra giải ngoại hạng Anh đã có kinh nghiệm làm việc ở các quốc gia khác nhau, tôi biết thông thường là sẽ phải nhắm đến web hay nhóm đối tượng nào.

Và thực ra đấy là các tổ chức chuyên về cá độ cho nên câu chuyện này cũng đã rõ và điều mấu chốt nhất ở đây là cần có điều chỉnh đối với khung pháp lý để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm trí tuệ" - ông Aaron Herps nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm