Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh lần đầu giao lưu cùng giới trẻ TP.HCM về "Người thầy"

(PLO)- Không chỉ tôn vinh những người thầy của mình, cuốn sách "Người thầy" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh còn gửi đến thế hệ nhiều bài học quý. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 11-3, NXB Quân đội Nhân dân đã tổ chức buổi giao lưu ra mắt tác phẩm Người thầy của Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 3, TP.HCM).

Tác phẩm "Người thầy" của Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh.

Tác phẩm "Người thầy" của Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh.

Tại buổi giao lưu với độc giả, các đoàn viên, thanh niên tại TP.HCM, Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh đã chia sẻ về những tâm huyết, điều tiếc nuối của mình với cuốn sách cũng như những bài học mà ông rút ra được trong suốt thời gian kề cận người thầy của mình.

Viết cho thế hệ trẻ

Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức, một nhà tình báo xuất sắc của tình báo quốc phòng Việt Nam, một cán bộ tình báo tài năng, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên, nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược sắc sảo, quyết liệt.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đang chia sẻ tại buổi giao lưu

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đang chia sẻ tại buổi giao lưu

Chia sẻ tại buổi giao lưu, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết câu chuyện về chú Ba Quốc cũng như những người đồng đội của ông không chỉ là ngành tình báo hay trong quân đội mà còn là những câu chuyện về thế hệ Hồ Chí Minh.

"Tôi cho rằng những giá trị đấy mình đừng đánh mất và phải làm sao để con cháu nhiều đời sau giữ được điều đó. Chính vì vậy mà tôi đã viết về chú Ba Quốc vì tôi là người gần chú, hiểu chú và tôi tự đặt ra trách nhiệm cho tôi là phải viết.

Nếu chú Ba Quốc còn sống thì tôi sẽ nói: 'Cháu không viết về chú, cháu viết về thế hệ Hồ Chí Minh mà chú là một trong những tấm gương sáng. Cháu không viết dành cho chú mà cháu dành cho các bạn trẻ'"- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng, nếu nói về công lao đóng góp tài năng của ngành tình báo quân sự miền Nam của Việt Nam mà chỉ nói một mình chú Ba Quốc là không đủ.

"Tôi tin là nếu chú còn sống chú sẽ không bằng lòng khi mà chỉ nói một mình chú. Mà phải nói cả một rừng sao có chú đều rất sáng của ngành tình báo Quốc phòng Việt Nam, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc" – tác giả nhận định.

Ông Lâm Đình Thắng, GĐ Sở TTTT cùng đại diện NXB Quân Đội tặng hoa cho tác giả.

Ông Lâm Đình Thắng, GĐ Sở TTTT cùng đại diện NXB Quân Đội tặng hoa cho tác giả.

Bên cạnh đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng tự nhận mình không phải là người viết lách chính vì vậy cuốn sách của mình còn khá nhiều lỗi.

"Đồng thời có hai điều cấm kị trong ngành tình báo không bao giờ được tiết lộ là phương thức của ngành tình báo và những câu chuyện cũ nhạy cảm của ngành tình báo.

Chính vì vậy một chương cuối cùng tôi bắt buộc phải bỏ khiến tôi tiếc như là mất của vậy nên cuốn sách có những điểm không rõ, điểm mờ thì cũng mong các bạn nhất là các bạn thanh niên thông cảm" – ông nói.

Những bài học rút ra và sự gửi gắm

Không chỉ là một nhà tình báo, nhà chỉ chỉ huy có tầm nhìn chiến lược, Thiếu tướng Đặng Trần Đức còn là một người thầy có cá tính đặc biệt, nhưng vô cùng nhân văn, sâu sắc.

Hơn 45 năm kể từ ngày đầu tiên gặp ông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chưa bao giờ quên được những bài học mà Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức chỉ dạy ông trong suốt thời gian kề cạnh.

Ông vẫn nhớ như in những bài học "rất đời thường, rất con người" mà mình từng nhận được.

"Đã yêu cái gì thì phải sống chết với cái đó, phải chung thuỷ. Đấy là điều tôi thấy được xuyên suốt trong hàng chục năm ở cạnh ông, cũng là bài học tôi tâm đắc nhất ở ông".

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, chú Ba Quốc dù làm ở nhiều cương vị khác nhau, là anh hùng quân đội, là người chỉ huy rất nhiều đơn vị nhưng chú Ba không từ bất kỳ một việc nào dù nhỏ nhất miễn là có lợi cho công việc, cho cái chung và ông làm việc nhỏ hay lớn đều rất say mê, bằng tất cả tâm huyết của mình.Đấy chính là một trong những bài học mà tôi học được ở chú Ba.

" Trong cuộc sống có rất nhiều công việc đến với mình, có việc đem lại rất nhiều lợi ích, rất đáng tự hào nhưng còn những việc không tên rất nhỏ không có lợi ích gì cho mình nhưng nếu là cần thì mình phải toàn tâm toàn ý làm cho tốt nhiệm vụ dù là nhỏ nhất" - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ. Ảnh: HÀ NGUYỄN

" Trong cuộc sống có rất nhiều công việc đến với mình, có việc đem lại rất nhiều lợi ích, rất đáng tự hào nhưng còn những việc không tên rất nhỏ không có lợi ích gì cho mình nhưng nếu là cần thì mình phải toàn tâm toàn ý làm cho tốt nhiệm vụ dù là nhỏ nhất" - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ. Ảnh: HÀ NGUYỄN

Không chỉ vậy, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết vào đầu những năm 2000, có rất nhiều nhà văn, nhà báo viết về chú Ba Quốc, trong đó có nhà văn Khuất Quang Thuỵ.

“Trong quá trình làm việc, nhà văn Khuất Quang Thuỵ rất tôn vinh nghề tình báo và luôn nói với chú Ba đây là nghề rất đáng tự hào. Chú Ba có nói “Tình báo không phải là nghề của tôi”. Có mặt tại đó, tôi và anh Khuất Quang Thuỵ rất ngạc nhiên khó hiểu chú muốn nói gì” - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại.

Lý giải về câu nói này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng chú Ba Quốc không tuyệt đối hoá ngành theo kiểu tình báo phương Tây, theo kiểu tình báo như bắn súng phóng lao hay như 007 mà nghề tình báo với ông là người cán bộ cách mạng.

"Nghề của tôi là nghề làm cách mạng, đi bộ đội để bảo vệ Tổ quốc và tình báo chỉ là phương tiện để tôi phục vụ cách mạng"- tác giả nhắc lại câu nói của thầy.

Trải qua những năm tháng được chỉ dạy và sát cánh cùng thầy, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận thấy những bài học vỡ lòng về làm cách mạng đấy chính là những bài học của tình báo.

"Sự yêu nước, đi theo cách mạng của ông sẽ là minh triết. Câu nói của chú Ba Quốc 'Tôi là người yêu nước, là người phụng sự hi sinh vì dân tộc và nhân dân. nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng' Tôi nghĩ đó là lý tưởng mà chính vì nó, những người như chú mới tồn tại được trong lòng địch hàng chục năm" – ông tâm sự.

Các bạn Đoàn viên thanh niên đặt câu hỏi với tác giả. Ảnh: HÀ NGUYỄN.

Các bạn Đoàn viên thanh niên đặt câu hỏi với tác giả. Ảnh: HÀ NGUYỄN.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng tác phẩm của ông không hoàn toàn viết về nghề tình báo, dù đã có người nói với ông rằng nhan đề sách nên có nhắc đến nghề tình báo trong đó. Thế nhưng cuối cùng ông chọn đặt tên cuốn sách của mình bằng hai tiếng Người thầy đơn giản mà sâu lắng.

"Đây là cuốn sách viết về con người của ông thầy cùng những học trò của mình. Nhưng bởi vì ông thầy và cả học trò cũng là người làm tình báo nên buộc phải đưa những câu chuyện làm tình báo vào, chứ cuốn sách này tôi chỉ viết về tình thầy trò, nhân cách của chú Ba" – ông trải lòng.

Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh ký tặng sách cho độc giả nhí. Ảnh: HÀ NGUYỄN

Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh ký tặng sách cho độc giả nhí. Ảnh: HÀ NGUYỄN

Ra đời sau 20 năm "thai nghén" với gần 500 trang, Người thầy không chỉ là tác phẩm Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dùng để tôn vinh Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức mà sâu trong đó là sự kính trọng, biết ơn của ông đối với thầy của mình.

Có thể nói, cuốn sách như một sự bổ khuyết cho nhu cầu của độc giả tìm hiểu thông tin ngành tình báo quân đội đồng thời còn là sự gửi gắm những bài học của cha ông đến thế hệ trẻ ngày nay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm