Tin nóng Nga-Ukraine 28-4: Mỹ nói có thể chấp nhận việc Ukraine không vào NATO, Nga trừng phạt gần 300 nghị sĩ Anh

(PLO)-  Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington sẽ không phản đối việc Ukraine tuyên bố mình là một quốc gia trung lập hay lựa chọn không gia nhập NATO vì đó là quyết định do chính Kiev đưa ra.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phương Tây tiếp tục chuyển giao vũ khí hỗ trợ Ukraine

. Hãng thông tấn Ukraine Ukrinform dẫn thông báo của phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby hôm 27-4 cho biết Mỹ đã chuyển giao cho Kiev 90 pháo cỡ 155 mm như đã hứa để giúp tăng cường khả năng phòng thủ của quân đội Ukraine.

Ông Kirby cũng lưu ý rằng 50 chuyên gia quân sự Ukraine được Mỹ đào tạo để sử dụng những chiếc pháo này đã hoàn thành quy trình huấn luyện và đang trở lại Ukraine với tư cách là người hướng dẫn để dạy cho đồng đội của họ vận hành các hệ thống pháo này.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar. Ảnh: TASS

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar. Ảnh: TASS

. Cùng ngày, theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết số phận của Ukraine đang ở thế cân bằng và các đồng minh của họ phải chuẩn bị cho chặng đường dài và "tăng cường" viện trợ quân sự bao gồm xe tăng và máy bay để giúp đỡ Kiev.

Ngoại trưởng Anh cũng cảnh báo rằng Trung Quốc cần phải tuân theo luật lệ quốc tế nếu không sẽ bị trừng phạt và điều quan trọng là phải gửi thông điệp phù hợp tới Nga, để phản đối chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine.

Theo bà, một chiến thắng đối với Tổng thống Nga Putin sẽ gây ra "hậu quả khủng khiếp trên toàn cầu". Vũ khí cần phải được gửi đến Ukraine bất chấp nguy cơ leo thang xung đột.

"Chúng tôi phải chuẩn bị cho chặng đường dài và tăng gấp đôi sự ủng hộ của chúng tôi dành cho Ukraine. Vũ khí hạng nặng, xe tăng, máy bay, hãy đào sâu vào kho hàng của chúng ta và tăng cường sản xuất. Chúng ta cần làm tất cả những điều này. Không làm gì mới là sự khiêu khích lớn nhất” - Ngoại trưởng Anh nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong phiên điều trần vào ngày 26-4 tại thủ đô Washington, D.C. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong phiên điều trần vào ngày 26-4 tại thủ đô Washington, D.C. Ảnh: AP

Động thái giữa các bên

. Hãng thông tấn TASS ngày 27-4 dẫn lời Tổng thống Moldova Maia Sandu cho biết hiện không có mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với an ninh của nước này, đề cập đến tuyên bố của cố vấn tổng thống Ukraine, ông Alexey Arestovich khi ông nói rằng Ukraine và Romania có thể cung cấp hỗ trợ quân sự cho Moldova trong trường hợp Nga đe dọa đến an ninh của họ.

“Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng hiện tại không có mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với công dân Moldova, đặc biệt là những người đến từ hữu ngạn sông Dniester” - bà Sandu khẳng định.

Bà nhấn mạnh rằng các nhà chức trách Moldova đã tìm cách ngăn chặn các hành động có thể tạo ra mối đe dọa đối với đất nước.

"Chúng tôi sẽ duy trì liên lạc với các đối tác của chúng tôi, thông báo cho họ về những rủi ro thông qua các kênh ngoại giao. Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch đối phó nếu tình hình vượt quá tầm kiểm soát" - Tổng thống Sandu nói thêm.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại một cuộc họp ở Glasgow, Scotland, vào ngày 2-11-2021. Ảnh: REUTERS

Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại một cuộc họp ở Glasgow, Scotland, vào ngày 2-11-2021. Ảnh: REUTERS

. Cũng theo TASS, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27-4 đã bày tỏ hy vọng về một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Vladimir Zelensky sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đưa ra sau cuộc tham vấn về việc phương Tây hỗ trợ quân sự cho Kiev được tổ chức tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức.

"Chúng tôi hy vọng rằng bất chấp một số khó khăn, hai nhà lãnh đạo sẽ có thể gặp nhau trong những ngày tới nhờ đề xuất của Tổng thống của chúng tôi (ông Recep Tayyip Erdogan" - Bộ trưởng Akar cho hay.

Theo ông Akar, "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục đóng góp và làm mọi thứ cần thiết, kể cả đóng vai trò trung gian, để tình hình ở Ukraine không xấu đi và các bên sẽ đạt được lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt”.

Toàn cảnh Lầu Năm Góc. Ảnh: UKRINFORM

Toàn cảnh Lầu Năm Góc. Ảnh: UKRINFORM

. Đài RT dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 27-4 cho biết Washington sẽ không phản đối việc Ukraine tuyên bố mình là một quốc gia trung lập hay không liên kết với bất kỳ liên minh hay tổ chức nào.

Khi được hỏi liệu Mỹ có chấp nhận Ukraine không phải là thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) hay không, ông Blinken ngụ ý rằng Washington hoàn toàn có thể làm được: “Chúng ta sẽ không thể đưa ra sự lựa chọn nào tốt hơn người Ukraine đưa ra. Đây là quyết định do họ tự thực hiện”.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm rằng mục đích của hoạt động viện trợ quân sự hiện tại của Mỹ cho Ukraine là mang lại cho Kiev sức mạnh để “đẩy lùi cuộc tấn công của Nga” và “củng cố vị thế của họ tại bàn đàm phán cuối cùng”.

Tuyên bố rằng Mỹ “không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào” cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin “nghiêm túc về các cuộc đàm phán”, ông Blinken nói rằng “dù thế nào nếu người Ukraine tham gia, Washington sẽ ủng hộ họ”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: UKRINFORM

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: UKRINFORM

. Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 27-4 thông báo trên Twitter rằng người đồng cấp Indonesia Joko Widodo đã mời ông tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) sẽ được tổ chức tại quốc gia này vào cuối năm nay.

"Tôi đã có cuộc nói chuyện với Tổng thống Indonesia. Tôi rất đánh giá cao việc ông ấy mời tôi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20" - ông Zelensky viết.

Hiện phía Indonesia vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin trên. Ukraine không phải là thành viên của G20, nhưng các chủ tịch trước đây đã từng mời các nước bên ngoài tham gia cuộc họp với tư cách khách mời.

Các binh sĩ Ukraine lắp súng máy trên xe tăng ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 27-4. Ảnh: AP

Các binh sĩ Ukraine lắp súng máy trên xe tăng ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 27-4. Ảnh: AP

. Ukrinform dẫn lời ông Zelensky cho biết Nga không chỉ coi khí đốt mà bất kỳ hoạt động thương mại nào cũng là vũ khí. Theo ông, việc châu Âu càng sớm chấm dứt việc phụ thuộc vào Nga trong mọi lĩnh vực thương mại thì sẽ càng sớm có thể đảm bảo sự ổn định trên thị trường.

“Việc Nga quyết định cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria cho thấy thực tế là không ai ở châu Âu có thể hy vọng duy trì bất kỳ hợp tác kinh tế bình thường nào với Nga. Không chỉ khí đốt mà bất kỳ hoạt động thương mại nào Nga cũng xem là vũ khí” - ông Zelensky lưu ý.

. Hôm 27-4, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhận định Nga dã thành công trong việc chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, cho biết thêm rằng ông rất lấy làm tiếc về thực tế này, RT đưa tin.

“Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng Nga đang đối phó tốt với các lệnh trừng phạt. Để sửa chữa tình hình, Warsaw sẽ làm việc thêm để đưa ra các lệnh trừng phạt mới” - ông Morawiecki cho hay.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu trước Quốc hội ở Ottawa, ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu trước Quốc hội ở Ottawa, ngày 27-4. Ảnh: REUTERS

. Cũng theo RT, Nga hôm 27-4 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 287 thành viên Quốc hội Anh, để trả đũa việc London đưa các nhà lập pháp Nga vào danh sách đen vào tháng trước.

London đã trừng phạt 386 đại biểu của Duma Quốc gia Nga vào ngày 11-3 vì quyết định bỏ phiếu ủng hộ việc công nhận 2 khu vực ly khai Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại, Moscow đã quyết định đưa một số thành viên Hạ viện Anh vào danh sách đen.

“Chúng tôi quyết định đưa vào danh sách đen 213 nghị sĩ của đảng Bảo thủ cầm quyền và 74 nghị sĩ của đảng Lao động đối lập ở Anh, những người đã tham gia tích cực vào việc thiết lập các công cụ trừng phạt chống Nga” - Bộ Ngoại giao Nga cho hay. Hiện Hạ viện Anh có tổng số 650 nghị sĩ.

. Reuters cho biết Quốc hội Canada hôm 27-4 đã bỏ phiếu nhất trí gọi các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine là một "tội ác diệt chủng" và cho rằng " có nhiều bằng chứng cho thấy Moscow đang thực hiện tội ác chiến tranh có hệ thống và quy mô chống lại loài người".

Theo Quốc hội Canada,các tội ác chiến tranh của Nga bao gồm hành động tàn sát hàng loạt, cố ý giết hại thường dân Ukraine, hành hạ xác chết, cưỡng bức trẻ em Ukraine, tra tấn, tổn hại thể chất, tổn hại tinh thần và hiếp dâm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm