Tham gia nghiên cứu có 75 sinh viên Trường ĐH Texas. Trong số này có 30 sinh viên được xác định có các triệu chứng trầm cảm, 45 sinh viên không biểu hiện các triệu chứng trầm cảm. Tất cả sinh viên được yêu cầu đáp lại những câu nói thể hiện ý nghĩ trầm cảm như “Tôi buồn”, “Không ai thích tôi”…, sau đó họ được yêu cầu nhớ một dãy số. Kết quả, so với các sinh viên không có triệu chứng trầm cảm, những sinh viên có triệu chứng trầm cảm có những lời tiêu cực hơn khi nghe các câu nói trên và quên nhiều số hơn trong dãy số.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Nick Hubbard, thường thì vào một thời điểm, bộ nhớ chỉ có thể nhớ được một lượng thông tin nhất định. Một khi đã vào được bộ nhớ, những ý nghĩ trầm cảm sẽ tồn tại ở đó trong thời gian dài và ảnh hưởng hoạt động của bộ nhớ, cụ thể là hạn chế lượng thông tin người đó có thể nhớ được. Đó là lý do tại sao những người trầm cảm thường gặp khó khăn trong tập trung và ghi nhớ các vấn đề trong cuộc sống.
ĐĂNG KHOA