Trồng răng giả có được BHYT chi trả không?

(PLO)- Sử dụng vật tư y tế thay thế như răng giả sẽ không được quỹ BHYT chi trả chi phí dù đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Ba tôi năm nay gần 70 tuổi và có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.Do tuổi cao nên răng của ba tôi yếu, rụng dần và cần phải trồng răng giả để ăn uống.

Cho tôi hỏi khi người có thẻ BHYT và thực hiện trồng răng giả tại nơi khám chữa bệnh (KCB) ban đầu thì có được quỹ BHYT chi trả chi phí này không?

Bạn đọc Thành Nhân, tỉnh Long An.

BHYT.jpg
Người dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Phú Nhuận. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Theo quy định tại Điều 23, Luật BHYT 2008 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 16, Điều 1, Luật BHYT 2014) có 12 trường hợp không được hưởng BHYT dù đi KCB đúng tuyến.

Các trường hợp không được hưởng BHYT dù đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) đúng tuyến gồm:

Chi phí trong trường hợp khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên...mà đã được ngân sách nhà nước chi trả (tại khoản 1 Điều 21 Luật BHYT);

Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;

Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng….

Như vậy, đối với trường hợp của ba bạn sử dụng vật tư y tế thay thế là răng giả thì không được quỹ BHYT chi trả chi phí dù đi KCB đúng tuyến.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm