Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng đâm ngang tàu Việt Nam trên biển Đông - Ảnh: News.
Mạng tin Want China Times ngày 13/6 dẫn lời một chiến lược gia Mỹ cho biết, Trung Quốc không nên ảo tưởng rằng Mỹ sẽ không sử dụng sức mạnh quân sự chống lại nước này để bảo vệ Việt Nam.
Theo báo trên, ông Ernest Z Bower, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, đã chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cũng như việc tàu Trung Quốc gây hấn với tàu Việt Nam ở biển Đông.
"Điều rõ ràng là những hành động hung hăng mới của Trung Quốc đang khiến cho các quốc gia láng giềng cảm thấy lo âu", ông Bower nói trong một cuộc phỏng vấn của đài Deutsche Welle (Đức) hôm 13/5.
Tiếp đó, khi trao đổi với tờ Washington Times hôm 15/5, vị chuyên gia đến từ CSIS đã đưa ra nhận định cho rằng, "Bắc Kinh nghĩ rằng, Washington đang bị phân tâm và không có ý định thực hiện một hành động can thiệp nghiêm túc. Bởi vậy Bắc Kinh đã có bước đi mang tính địa chính trị, kéo giàn khoan trên vào thềm lục địa của Việt Nam".
Trước đó, một số nhà phân tích chính trị cho rằng, Mỹ khó có thể tiến hành cuộc chiến giúp Việt Nam do mâu thuẫn với Trung Quốc, bất chấp Mỹ đã lên án những hành động của Trung Quốc ở biển Đông là "sự khiêu khích", "gây bất ổn" như trong phát biểu mạnh mẽ gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la.
Không đồng ý với quan điểm trên, ông Bower cho rằng, việc Mỹ có cung cấp hỗ trợ cho Việt Nam hay không sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế. Ông cũng nói thêm rằng, Bắc Kinh không nên đánh giá sai tình hình.
Chuyên gia đến từ CSIS, ông Ernest Z Bower, cho biết, mặc dù ông không thể nói một cách chắc chắn về tình huống nào thì nước Mỹ sẽ tiến hành hành động can thiệp quân sự. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, thì "quan điểm cho rằng, Mỹ sẽ không can thiệp quân sự và để Trung Quốc muốn làm gì thì làm trên biển Đông, là điều hoàn toàn sai lầm".
Trong một diễn biến khác, sáng 13/6, trả lời câu hỏi của phóng viên Bloomberg về việc Trung Quốc tự ý ra tuyên bố khẳng định quyền đánh cá ở biển Đông và yêu cầu các tàu nước ngoài chấp hành yêu cầu sai trái này, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton khẳng định ông bất bình đối với các tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc.
Hôm 12/6, trong tuyên bố đưa ra sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott đã lên tiếng phản đối việc sử dụng những biện pháp như hăm dọa, cưỡng ép hoặc vũ lực để thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, Mỹ và Australia đều có những mối quan hệ thương mại to lớn với Trung Quốc. Lãnh đạo Mỹ, Australia cũng hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới, song điều quan trọng với một Trung Quốc đang nổi lên là "cần phải tuân thủ luật pháp và những chuẩn mực quốc tế cơ bản".
Theo báo trên, ông Ernest Z Bower, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, đã chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cũng như việc tàu Trung Quốc gây hấn với tàu Việt Nam ở biển Đông.
"Điều rõ ràng là những hành động hung hăng mới của Trung Quốc đang khiến cho các quốc gia láng giềng cảm thấy lo âu", ông Bower nói trong một cuộc phỏng vấn của đài Deutsche Welle (Đức) hôm 13/5.
Tiếp đó, khi trao đổi với tờ Washington Times hôm 15/5, vị chuyên gia đến từ CSIS đã đưa ra nhận định cho rằng, "Bắc Kinh nghĩ rằng, Washington đang bị phân tâm và không có ý định thực hiện một hành động can thiệp nghiêm túc. Bởi vậy Bắc Kinh đã có bước đi mang tính địa chính trị, kéo giàn khoan trên vào thềm lục địa của Việt Nam".
Trước đó, một số nhà phân tích chính trị cho rằng, Mỹ khó có thể tiến hành cuộc chiến giúp Việt Nam do mâu thuẫn với Trung Quốc, bất chấp Mỹ đã lên án những hành động của Trung Quốc ở biển Đông là "sự khiêu khích", "gây bất ổn" như trong phát biểu mạnh mẽ gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la.
Không đồng ý với quan điểm trên, ông Bower cho rằng, việc Mỹ có cung cấp hỗ trợ cho Việt Nam hay không sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế. Ông cũng nói thêm rằng, Bắc Kinh không nên đánh giá sai tình hình.
Chuyên gia đến từ CSIS, ông Ernest Z Bower, cho biết, mặc dù ông không thể nói một cách chắc chắn về tình huống nào thì nước Mỹ sẽ tiến hành hành động can thiệp quân sự. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, thì "quan điểm cho rằng, Mỹ sẽ không can thiệp quân sự và để Trung Quốc muốn làm gì thì làm trên biển Đông, là điều hoàn toàn sai lầm".
Trong một diễn biến khác, sáng 13/6, trả lời câu hỏi của phóng viên Bloomberg về việc Trung Quốc tự ý ra tuyên bố khẳng định quyền đánh cá ở biển Đông và yêu cầu các tàu nước ngoài chấp hành yêu cầu sai trái này, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton khẳng định ông bất bình đối với các tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc.
Hôm 12/6, trong tuyên bố đưa ra sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott đã lên tiếng phản đối việc sử dụng những biện pháp như hăm dọa, cưỡng ép hoặc vũ lực để thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, Mỹ và Australia đều có những mối quan hệ thương mại to lớn với Trung Quốc. Lãnh đạo Mỹ, Australia cũng hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới, song điều quan trọng với một Trung Quốc đang nổi lên là "cần phải tuân thủ luật pháp và những chuẩn mực quốc tế cơ bản".
Theo Tâm Anh (Vneconomy)