Chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc có thiết kế tương tự tàu sân bay Liêu Ninh, chiếc tàu được sản xuất ở Ukraine những năm 1980 và sau đó được bán cho quân đội Trung Quốc.
Báo South China Morning Post trích lại lời khẳng định từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc rằng chiếc tàu sân bay thứ hai sẽ được đóng tại cảng Đại Liên nằm tại bán đảo Liêu Đông, Đông Bắc Trung Quốc.
Trung Quốc sản xuất chiếc tàu sân bay này dựa trên bản thiết kế của Xô Viết mà hải quân nước này có được khi mua tàu Liêu Ninh từ cảng Hắc Hải của Ukraine năm 1998. Theo hợp đồng này, hải quân Trung Quốc còn được nhận 40 tấn giấy in bản thiết kế đóng tàu sân bay.
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh ngày 25-11-2012 (Nguồn: AP Photo)
James Goldrick, cựu đô đốc hải quân Australia, viết trên blog The Interpreter rằng hải quân Trung Quốc phải chọn lọc các tài liệu từ số tài liệu về kế hoạch xây dựng chi tiết tàu Liêu Ninh chứa trong tám chiếc xe tải mà họ nhận được từ Ukraine. Số tài liệu này là cơ sở để Trung Quốc tiến hành đóng tàu, đó là một thách thức chung cho bất kỳ quốc gia nào muốn mở rộng hoạt động hải quân trong thế kỷ 20.
Trở ngại lớn nhất của việc mở rộng hàng hải không phải là ngân sách hay hiệp ước giải trừ quân bị mà là việc thiếu chuyên môn để dịch các bản thiết kế một cách chi tiết cho các thợ đóng tàu có thể thực hiện công việc của mình.
Thêm vào đó, thách thức đối với Trung Quốc là tuyển dụng và đào tạo đội ngũ chuyên gia thiết kế có đủ năng lực trong thời điểm quốc gia này đang mở rộng lĩnh vực hải quân của mình ở nhiều góc độ khác nhau sẽ khiến chiếc tàu sân bay mới sẽ là bản sao trực tiếp của tàu Liêu Ninh.
Theo thông cáo báo chí do South China Morning Post cung cấp thì chiếc tàu sân bay mới có lượng giãn nước tiêu chuẩn 50.000 tấn, với khối lượng nhẹ hơn một chút so với tàu Liêu Ninh. Tuy nhiên, tàu có nhiều chỗ hơn cho chiến đấu cơ và có đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu do các phi công chiến đấu cơ J-15 đã được huấn luyện trên tàu Liêu Ninh và có thể chuyển tiếp nhuần nhuyễn sang tàu sân bay mới.