Từ vụ bà Phương Hằng, nếu người phạm tội có 2 quốc tịch thì xử lý ra sao?

Những ngày qua, thông tin về vụ bà Nguyễn Phương Hằng, tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, bị khởi tố và bắt tạm giam về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự (BLHS) đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Trước những thông tin rằng bà Nguyễn Phương Hằng có hai quốc tịch, nhiều bạn đọc thắc mắc nếu một người có quốc tịch Việt Nam và nước khác khi vi phạm pháp luật hình sự tại Việt Nam thì sẽ bị xử lý ra sao?

Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017- gọi tắt là BLHS) thì mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để giải quyết.

Tại Khoản 2 Điều 5 BLHS quy định: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Như vậy, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được áp dụng điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế khi họ thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, người có 2 quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người có một quốc tịch.

Do vậy, người phạm tội trước hết vẫn được xác định là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng BLHS Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội. Trong trường hợp quốc gia mà người Việt Nam mang quốc tịch thứ 2 có áp dụng chế độ bảo hộ công dân và đồng thời Chính phủ nước đó có ý kiến can thiệp thì lúc này sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 5 BLHS để giải quyết.

Trong trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng mang hai quốc tịch và cơ quan công an có đủ căn cứ xác định phạm tội và bản thân bà Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý. 

Từ vụ bà Phương Hằng: Quy định về quốc tịch, hoãn xuất cảnh… ra sao?
(PLO)- Liên quan đến sự việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với bà Nguyễn Phương Hằng. Xung quanh việc này, nhiều người thắc mắc những quy định về việc xuất cảnh, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mờii quý vị cùng lắng nghe những chia sẻ đến từ Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới