Du lịch nội địa vẫn là 'bệ đỡ' cho du lịch quốc tế

(PLO)- Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng, du lịch nội địa vẫn là 'bệ đỡ' để phát triển du lịch quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 8-8, tại Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập, TP.HCM), Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức khai mạc sự kiện Liên kết sức mạnh Du lịch Việt Nam năm 2022 với chủ đề Tăng trưởng du lịch quốc tế - phục hồi toàn diện du lịch Việt Nam.

Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã đặt nhiều vấn đề "nóng' ngành du lịch và đưa ra nhiều nhiệm vụ của Bộ, địa phương, doanh nghiệp (DN).

Đại biểu khai mạc sự kiện "Liên kết sức mạnh Du lịch Việt Nam" năm 2022. Ảnh: THU TRINH

Đại biểu khai mạc sự kiện "Liên kết sức mạnh Du lịch Việt Nam" năm 2022. Ảnh: THU TRINH

Ngành du lịch đang ở đâu?

Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL, để tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, Bộ đề xuất hiệp hội hiến kế tham mưu tổ chức sự kiện lắng nghe ý kiến DN, tìm ra hướng đi mới tốt hơn để phục hồi ngành du lịch.

"Qua đó đánh giá lại, sau ngày 15-3 ngành du lịch của chúng ta đang ở đâu, chúng ta đạt kết quả gì, chúng ta đang khó gì?- Bộ trưởng đặt vấn đề.

Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL cùng các đơn vị lắng nghe ý kiến của nhiều doanh nghiệp, địa phương.
Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL cùng các đơn vị lắng nghe ý kiến của nhiều doanh nghiệp, địa phương.

Bộ Trưởng đề nghị, trong thời gian tới, Bộ VH-TT&DL tập trung hoàn thiện quy hoạch hệ thống du lịch, coi quy hoạch là gốc, không chỉ là giải pháp mà là mục tiêu, động lực. Các địa phương quy hoạch điểm đến, khu du lịch để tạo điều kiện vấn đề kết nối.

Bộ VH-TT& DL cũng làm nhiệm vụ quảng bá xúc tiến. Ở tầm cỡ quốc gia, Bộ phải kết nối và liên kết, nhân các sự kiện và quan hệ ngoại giao. Chúng ta phải làm sự kiện lớn ở một số thị trường để làm ấm lại thị trường, trong đó có sự kiện Hội chợ triển lãm du lịch tại Hàn Quốc sắp tới. Đồng thời, tính toán, mở rộng thị trường Mỹ, đề xuất cơ chế thành lập Trung tâm phát triển du lịch ở quốc gia và vùng du lịch.

Đối với địa phương, Bộ trưởng cho rằng mỗi địa phương cần có sản phẩm du lịch đặc sắc. Cùng với đó là tận dụng nguồn lực và vai trò dẫn dắt, điều tiết trong việc hỗ trợ du lịch và phải làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý.

"DN là trái tim của ngành kinh tế. DN tập trung rà soát chiến lược một cách căn cơ, bài bản, tái cơ cấu DN, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch tiến hành nhiệm vụ phát triển du lịch theo đúng định hướng" - Bộ trưởng nói.

Nhiều vấn đề cần khơi thông

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng với TP.HCM bởi là năm phục hồi kinh tế sau 2 năm bị thiệt hại bởi COVID-19. Trong đó, du lịch là nguồn thu quan trọng, mang lại việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế TP.

"Trong 7 tháng đầu năm 2022, du lịch nội địa TP đạt 13,3 triệu khách, tăng 5,8% so với cùng kì năm 2021 và đạt 75% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp so với tiềm năng du lịch của TP.HCM. Vì thế cần các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh việc xúc tiến du lịch để đưa du lịch TP.HCM phát triển, trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng du lịch"- bà Thắng nói.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho hay: "DN rất lạc quan với sự tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có năm đề xuất để Bộ có tiếng nói nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn".

Thứ nhất, khách quốc tế phục hồi chỉ 10-15%. Vấn đề mở cửa song phương nhiều thị trường lớn rất được quan tâm. Vì hiện nay Hàn Quốc, Đài Loan đều hạn chế khách đến Việt Nam. Thứ hai là cần phải khơi thông ngay vấn đề visa.

Thứ ba, làm sao có thể chế xúc tiến vùng. Ông Dũng dẫn dắt xúc tiến vùng là trọng tâm nhưng Việt Nam chưa hình thành thể chế này. Xúc tiến vùng là nhu cầu rất cần thiết nhưng đang bị giới hạn bởi địa giới hành chính và chưa có nguồn lực cụ thể.

Thứ tư, các địa phương cần Bộ tháo gỡ điểm nghẽn của địa phương. Thứ năm, làm sao có được định hướng làm việc một cách cụ thể với nền tảng thương mại lớn.

Ở góc độ sản phẩm, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết du lịch cần sự hấp dẫn hơn mới để hồi phục. DN Hà Nội đề xuất có hệ thống sản phẩm du lịch hấp dẫn khác biệt độc đáo, đặc biệt với nền tảng du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, DN cần xây dựng nhiều sản phẩm du lịch chủ chốt có thể dựa vào. Khi có sản phẩm khác biệt độc đáo thì làm thế nào để xúc tiến. DN đang khó khăn tiếp cận hoạt động xúc tiến nước ngoài, DN cần sự hỗ trợ xúc tiến tốt cho các điểm đến.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm