Cách an vị Thần Tài, Thổ Địa
Thượng tọa Thích Minh Hóa hướng dẫn: “Bên ngoài nhìn vào thì Thổ Địa bên phải (hữu) và Thần Tài bên trái (tả). Thần Tài, Thổ Địa tượng trưng cho ngũ phương, ngũ thổ và tài thần. Hai chư vị này thường xuyên phù hộ cho gia chủ có tài lộc từ đầu năm cho đến cuối năm.
Bên trong là bài vị có hình chữ Nho ngũ phương ngũ thổ ngũ hành. Ngoài ra có chỗ thờ thêm một thần cóc ngồi trong tô nước. Thần cóc này tượng trưng cho Cóc kêu còn động lòng trời, nghĩa là thần cóc kêu là trời mưa. Dân gian có câu “Con cóc là cậu ông Trời” là với ý nghĩa đó.
Bài vị chữ Nho đặt bên trong bàn thờ.
Ngũ phương ngũ thổ tài thần là phải có năm chung nước, đốt năm cây nhang. Một đĩa trái cây (ở chợ Lớn người ta thường chưng quýt hoặc bưởi) và một bình bông (thường là bông vạn thọ). Vẫn là đông bình tây quả (bên phải bình bông, bên trái dĩa trái cây).
Thần cóc (còn gọi thiềm thừ) được đặt trong tô nước.
Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là lễ chính. Mỗi tháng nếu gia đình nào đầy đủ phương tiện và niềm tin có sẵn thì mùng 10 hàng tháng vẫn cúng sẽ tốt hơn. Có nhà còn cúng thêm mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng. Đây cũng là lễ cúng các chư vị chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, thập loại cô hồn, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị. Lễ cúng này nhằm để các chư vị này hộ độ cho gia chủ vạn sự bình an mọi việc được kết quả như ý muốn.
Lễ vật thường là một thổ thịt, bánh hỏi hoặc bánh bò, ba bộ tam sên, mỗi dĩa có một quả trứng luộc, thịt luộc, cua luộc (hoặc tôm luộc). Mâm giấy cúng bên ngoài có bán sẵn.
Một số hình ảnh lễ vật cúng Thần Tài
Tùy mỗi gia đình cúng chay hay mặn, cúng lớn hay nhỏ đều do thành tâm.
Bàn thờ cúng chay.
Lễ vật được bày biện trước bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa
Giấy cúng
Lễ cúng có heo quay
Trầu cau
Vào ngày này người miền Nam thường cúng cá lóc.
Ngoài ra người dân còn cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 mỗi tháng.