Viêm họng, coi chừng nhiễm não mô cầu

Bệnh não mô cầu do vi trùng não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra. Vi trùng này chỉ tồn tại được trong cơ thể người và trú ở vùng hầu họng.
 

Một trường hợp bệnh nhi được điều trị nhiễm não mô cầu - Ảnh: Nguyên Mi

Tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết vi trùng bệnh sẵn có trong cơ thể người, khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát sinh. 10% dân số có mang vi trùng não mô cầu. Vào mùa dịch, có đến 50% dân số mang vi trùng này.

Người bệnh viêm họng trong thời gian này cần đi khám để điều trị, cách ly ở nhà, không đi học, đi làm. Trẻ bị bệnh phải được nghỉ học ở nhà theo dõi 10 ngày. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM

Thể bệnh thông thường do vi trùng não mô cầu gây ra là viêm họng. Thể nặng của bệnh là viêm màng não, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Nguy hiểm nhất là bệnh lây lan qua đường hô hấp, chủ yếu là trực tiếp từ giọt nước bọt bắn ra khi người bệnh tiếp xúc, nói chuyện trong khoảng cách gần (1,5 m). Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người bệnh viêm họng trong thời gian này cần đi khám bệnh để điều trị, cách ly ở nhà, không đi học, đi làm. Trẻ bị bệnh phải được nghỉ học ở nhà theo dõi 10 ngày. Đồng thời, các trường học có sổ danh sách học sinh bị bệnh để theo dõi. Lớp nào có ca nhiễm não mô cầu cần báo ngay cho cơ quan y tế dự phòng xử lý. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã yêu cầu cơ quan y tế dự phòng quận, huyện giám sát trẻ em, khử khuẩn, vệ sinh ổ dịch ngăn ngừa bệnh lây lan. Đồng thời, những người có tiếp xúc với bệnh nhân đều được uống thuốc phòng bệnh. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh: - Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường lao động: thoáng mát, thường xuyên mở cửa, mở cửa sổ. - Vệ sinh, lau chùi hoặc khử khuẩn mỗi ngày những nơi, vật dụng thường có tiếp xúc với bàn tay. - Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh viêm hô hấp cấp. - Súc họng nhiều lần mỗi ngày bằng nước muối hoặc dung dịch Orafa. - Các triệu chứng bệnh cần phải đi khám ngay: + Sốt cao, đau họng + Nhức đầu dữ dội, trẻ đang khỏe mạnh bỗng nhiên đi loạng choạng + Buồn nôn, nôn vọt + Hoảng hốt, lơ mơ + Da xuất hiện ban màu tím (ở ngực, bụng, tứ chi) - Ở nhà, không đi học, đi làm đến khi hết bệnh. - Người bệnh hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, nếu cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 1,5 m với người khác.

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính đến hôm nay (2.2), TP.HCM đã có 11 ca bệnh nhiễm não mô cầu, bệnh xuất hiện tại 10 quận, huyện.
Ca bệnh mới nhất là bệnh nhi ở huyện Củ Chi, nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
“Các ca bệnh tại TP.HCM phát sinh lẻ tẻ. Điều này chứng tỏ bệnh nhân mang sẵn nguồn bệnh (vi trùng não mô cầu) trong cơ thể chứ chưa có sự lây lan. Tuy nhiên, nếu không xử lý tốt ca bệnh thì bệnh sẽ lây lan nhanh ra xung quanh, đặc biệt là trong môi trường sinh hoạt tập thể như trường học, ký túc xá”, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, xác định đã có 5 tỉnh, thành phố có ca bệnh nhiễm não mô cầu là Hà Nội, TP.HCM, Long An, Bình Phước và Quảng Trị.
Trước tình hình lây lan nhanh của bệnh viêm não mô cầu, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các địa phương thành lập đội thường trực chống dịch 24/24 giờ.

 Theo Nguyên Mi (TNO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới