Việt Nam nói về việc máy bay Australia bị Trung Quốc chặn ở Biển Đông

(PLO)- Việt Nam cho rằng hoạt động của tất cả các nước cần phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 9-6, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin máy bay Australia bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối trong không phận thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

Việt Nam cho rằng hoạt động của tất cả các nước cần phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Không làm gia tăng căng thẳng khu vực, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó, ngày 5-6, ông Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết một máy bay tuần sát, săn ngầm P-8A thuộc không quân nước này đã bị một chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc ngăn chặn một cách nguy hiểm trong “hoạt động giám sát biển thông thường” trong không phận quốc tế ở Biển Đông hôm 26-5.

Theo Bộ Quốc phòng Australia, hành động ngăn chặn này dẫn đến thao tác nguy hiểm đe dọa an toàn đối với máy bay P-8A và phi hành đoàn.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp ở biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3-3 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi về các giải pháp tiếp theo của Việt Nam trước việc Trung Quốc liên tục có các động thái gây căng thẳng tại biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết tất cả tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.

Đọc thêm

Sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng

Sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng

(PLO)- Tổng rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, bảo đảm tinh gọn tối đa, chỉ duy trì các đơn vị thực sự cần thiết, báo cáo Bộ Chính trị trong quý II-2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

(PLO)- Các chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.