Vở kịch độc đáo lấy cảm hứng từ Vợ chồng A Phủ của học sinh lớp 12
TRÍ NHIÊN
Vừa học vừa phòng chống dịch COVID-19, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) vừa tổ chức thành công chương trình ngoại khóa môn Văn cho học sinh lớp 12. Chương trình đặc biệt gây ấn tượng với vở kịch "Thoát", lấy cảm hứng từ tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài,. Vở kịch do học sinh lớp 12 chuyên Văn biên soạn, xây dựng kịch bản sau khi đọc tác phẩm.
Cô Đặng Huy Lam, tổ trưởng tổ Văn của trường cho biết: "Khi học sinh khối 12 trở lại trường trong hoàn cảnh “bình thường mới“, trường chúng tôi vừa chống dịch, tuân thủ những khuyến cáo của Bộ y tế , vừa thực hiện tốt nhiệm vụ dạy - học với các hoạt động bổ ích, phát huy sự sáng tạo và hứng thú của học sinh.
Chương trình ngoại khóa chuyên đề: “Tây Bắc- cảm hứng và đam mê" giúp học sinh có thêm nhiều góc nhìn cũng như hiểu biết về Tây Bắc các tác phẩm viết về Tây Bắc. Vẻ đẹp của Tây Bắc không chỉ thể hiện qua cảnh sắc thiên nhiên, qua con người mà Tây Bắc còn được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học khiến ta mê say.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa với chuyên đề “Tây Bắc cảm hứng và đam mê” sẽ giúp học sinh hiểu biết thêm văn hóa của miền núi cao Tây Bắc .
Và qua các hình thức diễn xướng ca, múa, nhạc, kịch mà các em tự dàn dựng đã bồi đắp thêm năng khiếu thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng tạo -năng lực ngôn ngữ và làm sống dậy tinh thần tự hào, lòng yêu mến con người - đát nước Việt Nam.
Trong điều kiện dịch bệnh, để cảm thụ tác phẩm, tôi cho học sinh đọc phân vai và quay clip lại. Sau khi học xong tác phẩm, để phát huy năng lực sáng tạo, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ, các em tham gia dàn dựng rất hứng thú, vui vẻ vì tự giới thiệu khả năng sáng tạo và cảm thụ tác phẩm với bạn, với cô. Đặc biệt các bạn rất thích thú khi được khoác trên mình những bộ trang phục Tây Bắc".
Vở kịch Thoát - lời thoại phần cuối rất sáng tạo, đó là sự cảm nhận về sức sống tiềm tàng của Mị và A Phủ - tự giải thoát khỏi ám ảnh thần quyền để trốn khỏi nhà thống lí.
Lấy cảm hứng từ chính tác phẩm “Vợ chồng A Phủ" một trong những thành công lớn của nhà văn Tô Hoài, vở kịch mang tên “Thoát" của tập thể lớp 12 Chuyên Văn được dựng lên nhằm bù đắp những khoảng trống mà nhà văn để lại. Ở đoạn kết, để chạy trốn khỏi cuộc sống tăm tối, Mị đã giải thoát cho A Phủ. Tuy nhiên, đằng sau câu thoại "A Phủ, cho tôi đi. Ở đây thì chết mất" và những lời độc thoại nội tâm của Mị có lẽ còn có những dòng tâm lý cuộn trào sâu hơn.
Em Võ Gia Hào, Chủ nhiệm CLB Đọc Sách, người biên soạn và dàn dựng vở kịch hào hứng cho biết: "Dịch COVID đã gây nhiều cản trở khi chuẩn bị. Nhiều lịch trình của nhóm đã phải hủy rồi dời. Có lúc tụi em phải tập online, có lúc thiếu bạn này bạn kia.
Sau khi được đi học trực tiếp, tụi em có sang công viên gần trường (Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức) tập ở khu vực vắng người, khuôn viên thông thoáng, có đeo khẩu trang nên khó tập diễn biểu cảm, đứng giãn cách và không tiếp xúc những người xung quanh ngoài nhóm kịch. Tuy kịch bản đã phải chỉnh sửa nhiều nhưng may mắn là đã được mọi người đón nhận".
Theo Hào, ở năm cuối cấp, chuẩn bị cho một loạt kỳ thi trước mắt, việc học tuy nhiều nhưng em đã giảm tải cho bản thân, hạn chế bớt những phần bài vở không thi hoặc không liên quan đến công việc tương lai. Lâu lâu em cũng có quá tải áp lực nhưng may mắn là trong các năm cấp ba đã quen sắp xếp thời gian hoạt động ngoại khóa nên nhìn chung, việc học vẫn ổn định.
"Đối với em, nguồn cảm hứng viết kịch bản chỉ đơn giản là xem phim nhiều. Các phim mình thích sẽ tạo nên cách viết của mình. Đồng thời, nhờ có học qua lý luận văn học nên em phần nào nắm được mạch truyện, ý và điểm nhấn. Qua đó, em thấy viết thuận lợi hơn, phù hợp hơn", Hào tâm sự.
(PLO)- Bạn có thể làm theo những lời khuyên này bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ, dần dần trong lối sống của mình để đạt được mục tiêu giảm cân hiệu quả.
(PLO)- Sáng 19-9, chuyên đề 2 của Diễn đàn Kinh tế xã hội 2023 với tên “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an ninh xã hội trong bối cảnh mới” đã diễn ra.
(PLO)- Đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng từ 3-4 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(PLO)- Bên cạnh việc đánh giá về kết quả thực hiện các nghị quyết trong giai đoạn 2014-2022, Nghị quyết 686 cũng chỉ ra những hạn chế khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
(PLO)- Làm việc với Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kiến nghị nhà nước tạo chính sách, cơ chế phù hợp để các trường đại học được tự chủ thực sự.
(PLO)- Đầu năm học, các khoản thu của trường, lớp đang là mối quan tâm của dư luận, đặc biệt tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất năm học nào cũng triển khai, liệu có hợp lý?
(PLO)- Bí thư trung ương đảng, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số và sớm thí điểm đại học số.
(PLO)- Sau hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngành GD&ĐT đã có những chuyển biến và đạt được nhiều thành tựu.
(PLO)- Ban tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, TP trực thuộc trung ương lần thứ VIII – năm 2023 đã trao danh hiệu giảng viên dạy xuất sắc cho 39 thí sinh và danh hiệu giảng viên dạy giỏi cho 98 thí sinh.
(PLO)- Đi học phải có áp lực "trả bài", nhưng cách tạo áp lực của giáo viên đôi khi hãy đổi thành động lực để học sinh yêu thích và đam mê học môn của mình.
(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.
(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.
(PLO)- Thực hiện theo Nghị quyết 04 của HĐND TP.HCM trong tổ chức bữa ăn bán trú, nhiều trường “khóc ròng” vì phải giảm bớt tiền ăn, trong khi những đơn vị khác vui vì số tiền được tăng lên so với năm ngoái.
(PLO)- Nếu có “trả bài” thì chọn cách “trả bài” tự nguyện và chấm điểm cộng cho ai xung phong chứ đừng “lô tô tên gọi” như đa số cách làm của giáo viên hiện nay.