Vụ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Giảm án cho 10 bị cáo, buộc các nhà thầu hoàn trả hơn 460 tỉ

(PLO)- HĐXX phúc thẩm vụ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi cho rằng tuyến đường không đảm bảo chất lượng, cần buộc các nhà thầu phải hoàn trả số tiền hơn 460 tỉ đồng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 27-6, HĐXX phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 10 bị cáo và các bị đơn dân sự trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã tiến hành tuyên án. Các bị cáo này bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau 2 ngày làm việc, HĐXX quyết định giảm án cho tất cả 10 bị cáo kháng cáo. HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo có đầy đủ năng lực trách nhiệm nhưng vẫn thực hiện sai phạm nên việc đưa ra xét xử là cần thiết.

Tuy nhiên, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận, hợp tác, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng… Đa số các bị cáo là người làm công hưởng lương, có trình độ chuyên môn cao, không tư lợi.

Các bị cáo nộp tiền khắc phục, tuy không đáng kể nhưng vẫn được ghi nhận. Do đó, tòa chấp nhận toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo.

cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: H.M

HĐXX tuyên phạt bị cáo Mai Tuấn Anh (cựu Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC) 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, ở cấp sơ thẩm, ông Tuấn Anh bị phạt 42 tháng tù giam.

Các bị cáo còn lại lãnh mức án từ 2 năm – 5 năm tù, được giảm từ 3 – 12 tháng tù.

HĐXX cũng quyết định bác kháng cáo của các nhà thầu về phần trách nhiệm dân sự. Theo HĐXX, kết luận giám định thể hiện tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng. Kết quả tranh tụng xác định hành vi của các bị cáo là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả.

Quá trình tổ chức thi công, giám sát sát, các bị cáo thuộc chủ đầu tư, tư vấn giám sát… có trách nhiệm dẫn đến chất chất lượng công trình không đảm bảo.

Thực tế trong các hạng mục công trình, các nhà thầu được thanh toán hơn 460 tỉ đồng là không đúng quy định pháp luật. Lẽ ra khi chất lượng công trình không đảm bảo, toàn bộ tiền không được thanh toán, thậm chí nếu có sai sót mà không sửa chữa được thì phải bồi thường. Như vậy, cơ quan tố tụng cũng đã tính theo hướng có lợi cho các nhà thầu, đảm bảo đúng nguyên tắc xác định thiệt hại.

ý kiến cho rằng thiệt hại chỉ là phần sửa chữa hư hỏng… tuy nhiên HĐXX cho rằng ý kiến này chưa chính xác. Nếu hư hỏng phải sửa chữa kịp thời, việc sửa chữa không mang tính triệt để, không tuân thủ thiết kế, không có giải pháp nào giúp công trình đạt chất lượng như ban đầu.

Việc sửa chữa chỉ là giải pháp tình thế, ngắn hạn, trong tương lai có thể sẽ còn phải sửa chữa nhiều lần, tốn kém trong trung và dài hạn.

Theo các quy định của hợp đồng, các quy định pháp luật, HĐXX thấy rằng cần buộc các nhà thầu phải hoàn trả cho VEC hơn 460 tỉ đồng, tương ứng với các gói thầu không đảm bảo chất lượng.

Theo hồ sơ vụ án, dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi khi mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, an toàn giao thông, gây bức xúc trong nhân dân. Các vi phạm tại giai đoạn 1 dài 65km đã được xử lý với 36 bị cáo.

Giai đoạn 2 của vụ án, có 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Các bị cáo là lãnh đạo thuộc chủ đầu tư dự án, Ban QLDA, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát đã không tuân thủ quy định từ khâu lựa chọn vật liệu nguồn, thiết kế phối trộn, thi công thử đến thi công đại trà các lớp vật liệu.

Mặc dù các hành vi vi phạm quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn nhưng vẫn lập hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình, đánh giá chất lượng thi công đảm bảo để được thanh toán và đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Hành vi của của các bị cáo khiến công trình cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 460 tỉ đồng tại giai đoạn 2.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm