Người dân Pháp tránh nóng tại một đài phun nước ở thành phố Lyon. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo các số liệu cập nhật của WMO, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất trong 10 tháng đầu năm nay đã cao hơn 0,86 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1961-1990, và nếu như số liệu đo đạc của hai tháng còn lại trong năm nay không thay đổi, thì năm nay chắc chắn sẽ là năm nóng nhất kể từ khi Trái Đất được "thăm khám” thường xuyên.
Theo WMO, trong khoảng thời gian này, phía Tây của Bắc Mỹ, châu Âu, phần Đông của lục địa Á-Âu, phần lớn châu Phi và các khu vực Tây, Nam của châu Đại dương là những nơi nóng nhất thế giới. Chỉ có một số nơi ở miền Đông, miền Trung nước Mỹ, Canada, và một số địa phương ở miền Trung nước Nga vẫn giữ được sự mát mẻ như vốn có.
Cùng với sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất nói chung, nhiệt độ trên mặt nước biển trong 10 tháng đầu năm nay cũng cao chưa từng thấy, tăng 0,45 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1961-1990.
Do những tác động của con người, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra quá nhiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính, đã làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất và nhiệt độ nước biển tăng lên, kéo theo việc băng ở cả hai đầu cực tan nhanh, gây bão gió, lụt lội ở nhiều nơi trong năm vừa qua, điển hình tại một số nước Cộng hòa thuộc Nam Tư cũ, khiến hơn 2 triệu người trở thành nạn nhân.
Các số liệu thống kê của WMO cho thấy nếu năm nay lại là năm nóng nhất, thì 14 trong số 15 năm Trái Đất có nhiệt độ cao nhất, đều thuộc vào thế kỷ 21 này (nghĩa là từ năm 2000 đến nay, năm sau nhiệt độ Trái Đất đều cao hơn năm trước, và luôn ở mức cao nhất tính đến thời điểm đó), điều đó chứng tỏ rằng Trái Đất vẫn đang tiếp tục nóng lên, và hiện tượng này chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
Ông Michel Jarraud, Tổng Thư ký WMO, hết sức lo ngại trước việc năm nay rất có thể sẽ lại là năm nóng chưa từng thấy, nhất là khi bề mặt nước biển tại tất cả các đại dương, các biển đều nóng lên, trong đó có cả vùng Bắc cực, và cho rằng điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Báo cáo trên của WMO đã được trình lên Hội nghị lần thứ 20 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-20) đang diễn ra tại thủ đô Lima, Peru.
Người dân Pháp tránh nóng tại một đài phun nước ở thành phố Lyon. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo các số liệu cập nhật của WMO, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất trong 10 tháng đầu năm nay đã cao hơn 0,86 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1961-1990, và nếu như số liệu đo đạc của hai tháng còn lại trong năm nay không thay đổi, thì năm nay chắc chắn sẽ là năm nóng nhất kể từ khi Trái Đất được "thăm khám” thường xuyên.
Theo WMO, trong khoảng thời gian này, phía Tây của Bắc Mỹ, châu Âu, phần Đông của lục địa Á-Âu, phần lớn châu Phi và các khu vực Tây, Nam của châu Đại dương là những nơi nóng nhất thế giới. Chỉ có một số nơi ở miền Đông, miền Trung nước Mỹ, Canada, và một số địa phương ở miền Trung nước Nga vẫn giữ được sự mát mẻ như vốn có.
Cùng với sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất nói chung, nhiệt độ trên mặt nước biển trong 10 tháng đầu năm nay cũng cao chưa từng thấy, tăng 0,45 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1961-1990.
Do những tác động của con người, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra quá nhiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính, đã làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất và nhiệt độ nước biển tăng lên, kéo theo việc băng ở cả hai đầu cực tan nhanh, gây bão gió, lụt lội ở nhiều nơi trong năm vừa qua, điển hình tại một số nước Cộng hòa thuộc Nam Tư cũ, khiến hơn 2 triệu người trở thành nạn nhân.
Các số liệu thống kê của WMO cho thấy nếu năm nay lại là năm nóng nhất, thì 14 trong số 15 năm Trái Đất có nhiệt độ cao nhất, đều thuộc vào thế kỷ 21 này (nghĩa là từ năm 2000 đến nay, năm sau nhiệt độ Trái Đất đều cao hơn năm trước, và luôn ở mức cao nhất tính đến thời điểm đó), điều đó chứng tỏ rằng Trái Đất vẫn đang tiếp tục nóng lên, và hiện tượng này chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
Ông Michel Jarraud, Tổng Thư ký WMO, hết sức lo ngại trước việc năm nay rất có thể sẽ lại là năm nóng chưa từng thấy, nhất là khi bề mặt nước biển tại tất cả các đại dương, các biển đều nóng lên, trong đó có cả vùng Bắc cực, và cho rằng điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Báo cáo trên của WMO đã được trình lên Hội nghị lần thứ 20 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-20) đang diễn ra tại thủ đô Lima, Peru.
Theo TTXVN/Vietnam+