Xả thải ra biển, bài học vẫn còn đó!

Sự quan ngại của công luận là có cơ sở. Bởi mặc dù quyết định cấp phép của UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chất lượng nước thải phải đảm bảo giá trị các thông số ô nhiễm được phép xả thải vào nguồn nước không vượt quá giá trị tối đa cho phép. Nhưng cũng chính quan chức tài nguyên môi trường của Thanh Hóa lại khẳng định: Việc quan trắc tự động nước thải tỉnh này chưa làm được. Đồng thời Thanh Hóa cũng chưa có giải pháp hữu hiệu kiểm soát tình trạng các doanh nghiệp vi phạm xả thải mà không báo cáo. Giải pháp được nói đến chỉ là: “Sẽ kiểm tra định kỳ”. Điều này cũng có nghĩa Thanh Hóa chưa có đầy đủ mọi điều kiện để có thể giám sát quy trình xả thải để phòng ngừa rủi ro.

Như chim sợ cành cong, có người đã đặt câu hỏi: “Ai đảm bảo sẽ không xảy ra sự cố môi trường biển?”. Lo lắng này là dễ hiểu bởi suốt một năm qua sự cố môi trường biển do nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm biển bốn tỉnh miền Trung đã làm cả nước lo lắng. Nghị trường Quốc hội kỳ họp nào cũng nóng với chủ đề này. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri kỳ họp nào cũng ghi nhận những trăn trở, bức xúc của nhân dân về trách nhiệm của những chủ thể đã gây ra ô nhiễm.

Nhưng quan trọng hơn, kinh tế và đời sống hàng triệu ngư dân bốn tỉnh miền Trung đã suy giảm nghiêm trọng. Những sự bồi thường, hỗ trợ cũng chỉ làm giảm đi khó khăn trước mắt,…

Trước đó, những nguy cơ từ xả thải luôn thường trực ở các vùng biển dọc chiều dài đất nước. Nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận xin “nhận chìm” 1,5 triệu tấn chất thải xuống khu vực biển Hòn Cau, một vùng sinh thái đặc biệt. Nhiệt điện Duyên Hải ở Trà Vinh cũng gây lo lắng cho cử tri và nhân dân nơi đây về sự hủy diệt vùng nuôi tôm trọng điểm. Ngay cả một dự án chưa đi vào hoạt động là Thép Cà Ná - Hoa Sen cũng dấy lên những lo ngại cho môi trường biển.

Cũng rất may, sự cố Formosa dường như đã làm cho những tầm nhìn chiến lược bảo vệ môi trường biển đã rõ ràng hơn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định với Pháp Luật TP.HCM về quan điểm: Không đổ chất thải ra biển. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân thì khuyến cáo Ninh Thuận nên phối hợp với Viện Hải dương học xây dựng đề án bảo tồn rạn san hô quý hiếm tại vùng biển của tỉnh này.

Điều này là rất hợp lý và đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện nay. Không chỉ bởi vì hậu quả của ô nhiễm môi trường biển mà Việt Nam đang phải gánh chịu, mà còn bởi một định hướng đúng đắn là: Việt Nam phải đi lên từ kinh tế biển.

Sẽ là rất vô lý nếu Việt Nam với 3.260 km bờ biển, lại nằm ở một vị trí chiến lược về giao thương quốc tế lại không thể phát triển kinh tế biển. Tuy vậy, một khi ô nhiễm môi trường biển xảy ra thì dù có bất cứ chiến lược phát triển kinh tế biển nào đi nữa, chiến lược ấy cũng sẽ bị đảo chiều. Và điều trước tiên, nếu ô nhiễm môi trường biển xảy ra thì ngư dân và hàng triệu người sống nhờ biển sẽ khốn khổ.

Bởi vậy, xả thải ra biển cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định thận trọng.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Phẫu thuật để lành mạnh hóa ngành đăng kiểm

Phẫu thuật để lành mạnh hóa ngành đăng kiểm

(PLO)- Việc xử lý các hành vi vi phạm trong đại án này được xem là cơ hội củng cố niềm tin cho nhân dân đối với hoạt động kiểm định; là cơ hội làm trong sạch ngành đăng kiểm...

Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế xanh

Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế xanh

(PLO)- Biến đổi khí hậu ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng cho con người. Các nhà khoa học và xây dựng chính sách hiểu rằng nền kinh tế hiện nay cần cải thiện, cần tính đến các yếu tố về môi trường và từ đó đã hình thành hệ tư tưởng về kinh tế xanh…

TikToker Lê Tuấn Khang và câu tự hỏi của giới truyền thông

TikToker Lê Tuấn Khang và câu tự hỏi của giới truyền thông

(PLO)- Ngày 3-12 thì video mới nhất của Lê Tuấn Khang đã có gần 340 triệu lượt xem chỉ sau vài ngày xuất hiện, trang TikTok của Khang đã có hơn 11 triệu người theo dõi. Liên tục lập các kỷ lục và tự mình phá những kỷ lục ấy, Khang dĩ nhiên trở thành một hiện tượng.