Xóa “ma trận” đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc - Bài 2 - Soi mưu đồ nguy hiểm dưới lăng kính pháp lý

(PLO)- Trung Quốc lợi dụng một số điểm chưa rõ ràng trong hệ thống luật pháp quốc tế để tìm cách hợp thức hóa bản đồ đường lưỡi bò phi pháp ở Biển Đông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thực tế bản đồ đường lưỡi bò trên phim ảnh, báo chí… ngoài những nét vẽ tượng trưng cho một tham vọng bành trướng Biển Đông thì không có ý nghĩa pháp lý nếu soi chiếu Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, hay khi nhìn vào phán quyết của Tòa trọng tài vào năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc (TQ).

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc TQ cài cắm bản đồ đường lưỡi bò vào các ấn phẩm văn hóa, điện ảnh, giải trí, khoa học… về lâu dài có thể làm thay đổi nhận thức của một bộ phận lớn cộng đồng quốc tế nếu không được cảnh báo sớm.

Các chuyên gia trong một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ thảo luận về thách thức của yêu sách đường lưỡi bò ở Biển Đông. Ảnh: inquirer.net

Các chuyên gia trong một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ thảo luận về thách thức của yêu sách đường lưỡi bò ở Biển Đông. Ảnh: inquirer.net

Ý đồ “xét lại” luật pháp quốc tế

Phân tích về vấn đề này, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho rằng luật pháp quốc tế còn khá nhiều điểm chưa rõ ràng và chưa cụ thể. TQ đang tìm cách lợi dụng những điểm này để làm lợi cho mình. Ví dụ, một trong những điểm mà luật pháp quốc tế còn chưa quy định cụ thể là khái niệm “im lặng cũng có nghĩa là đồng ý”.

Theo ông Ca, bằng việc lợi dụng các sản phẩm văn hóa, khoa học vào việc phát tán đường lưỡi bò, TQ muốn lợi dụng những điểm chưa rõ ràng, cụ thể của luật pháp quốc tế để tạo ra những cái bẫy tinh vi, hòng hợp thức hóa các tuyên bố chủ quyền sai trái. Như vậy, nếu từ các bộ phim, cuốn sách, bài báo khoa học… mà họ kín đáo cài cắm đường lưỡi bò vào được sử dụng tại các nước khác thì sau này TQ có thể dùng việc này vào các động thái chính trị, ngoại giao, pháp lý… để củng cố yêu sách.

Không chỉ Việt Nam mà ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí tại nhiều nước phương Tây, xu hướng thận trọng, đề phòng, chủ động phát hiện và chống lại hình ảnh đường lưỡi bò ngày càng tăng.

“TQ sẽ nói rằng họ đã chuyển các sản phẩm có tuyên bố chủ quyền của họ cho các nước khác và các nước đã lưu hành, sử dụng, im lặng. Điều đó có nghĩa là các nước đã ngầm thừa nhận yêu sách của TQ, vì vậy không có quyền nói ngược lại” - ông Ca nhận định. Chuyên gia này lưu ý thêm: TQ có thể dùng sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội của mình để bảo vệ những lập luận nêu trên. Điều này sẽ đặt các quốc gia xung quanh Biển Đông vào tình thế nguy hiểm hơn.

Điều quan trọng mà ông Ca nhấn mạnh đó là: Mặc dù đã có phán quyết của Tòa trọng tài 2016, theo đó đường lưỡi bò của TQ là không có cơ sở pháp lý nhưng UNCLOS cũng quy định vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia có thể được phân định trên cơ sở đàm phán và đồng thuận giữa các quốc gia. Dù đường lưỡi bò phi pháp không thể coi là vùng biển chồng lấn với các quốc gia khác nhưng TQ vẫn có thể lập lờ, cho rằng vì các nước đã ngầm thừa nhận tuyên bố chủ quyền của họ và họ đang “đàm phán” để làm rõ. Hơn nữa, gần đây TQ lại có thêm lập luận mới là UNCLOS đã được thông qua vào năm 1982, cách đây hơn 40 năm và do vậy đã lạc hậu, cần được đàm phán, xây dựng lại. Bằng những lập luận như thế này, TQ từng bước tạo ra một bức tranh mờ ảo nhằm vô hiệu hóa UNCLOS và luật pháp quốc tế để dễ dàng buộc các quốc gia khác xung quanh Biển Đông phải đàm phán với họ về các “vùng biển tranh chấp” mà họ tạo ra một cách phi pháp.

Số lượng bài báo khoa học trên 20 tạp chí được khảo sát có chứa hình ảnh đường lưỡi bò từ năm 1994 đến 2019. (Nguồn: AMTI)

Số lượng bài báo khoa học trên 20 tạp chí được khảo sát có chứa hình ảnh đường lưỡi bò từ năm 1994 đến 2019. (Nguồn: AMTI)

Không thể thành hiện thực!

Cùng quan điểm trên, chuyên gia Hoàng Việt (Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng cho rằng trước mắt các động thái cài cắm bản đồ đường lưỡi bò vào đời sống văn hóa, tinh thần sẽ chưa thể làm thay đổi bản chất pháp lý của tấm bản đồ phi pháp này. Nói cách khác, ngay cả khi TQ kín đáo, khéo léo lồng ghép bản đồ đường lưỡi bò vào các sản phẩm văn hóa, giải trí, khoa học… thì yêu sách đường lưỡi bò vẫn phi pháp.

“Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng hệ thống luật pháp quốc tế cũng do con người tạo ra. Điều đó có nghĩa con người cũng có thể thay đổi luật pháp khi có các yếu tố tác động đủ mạnh, mà một trong những nhân tố quan trọng đó là nhận thức (của số đông). Sự nguy hiểm của việc truyền bá văn hóa phẩm có đường lưỡi bò nằm ở chỗ nếu số lượng đủ lớn, tần suất đủ thường xuyên, thời gian đủ dài trong khi sự phản kháng, bác bỏ nếu không đủ mạnh mẽ tương thích và kéo dài thì nhận thức của con người (nhất là các thế hệ về sau) sẽ dần có sự thay đổi. Từ một bản đồ đường lưỡi bò “bất thường” qua nhiều năm có thể trở thành “bình thường”, được chấp nhận” - ông Việt lưu ý.

Đường lưỡi bò xuất hiện ngày càng dày đặc

Một bài viết trên trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) vào năm 2020 dẫn ra khảo sát cho thấy 260 bài báo có sử dụng bản đồ đường lưỡi bò trên 20 tạp chí khoa học nổi tiếng của nhiều nhà xuất bản khác nhau, điển hình là Springer’s Nature, Science, Elsevier... Nội dung các bài báo cũng đa dạng, gồm thủy văn học, biến đổi khí hậu, nông nghiệp, khảo cổ, năng lượng, môi trường, chất thải, sức khỏe… Trên thực tế, số bài báo khoa học được TQ cài cắm đường lưỡi bò còn nhiều hơn thế.

quản lý

Trước năm 2009, đường lưỡi bò hiếm khi xuất hiện trong các bài báo khoa học. Tuy nhiên từ năm 2010, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Khảo sát sơ bộ cho thấy năm 2010 có ít nhất 10 bài, đến năm 2018 con số này lên đến 60 bài và chỉ trong nửa đầu năm 2019 đã có 90 bài được phát hiện có đường lưỡi bò.

Vị chuyên gia này cũng nói thêm nếu công chúng quốc tế tin tưởng lập trường (vốn phi pháp) của TQ về đường lưỡi bò thì họ cũng sẽ ủng hộ TQ “xem xét lại” hệ thống luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cho đến nay, các chiêu trò cài cắm bản đồ phi pháp của TQ đều bị phát hiện, phản đối. Không chỉ Việt Nam mà ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí tại nhiều nước phương Tây, xu hướng thận trọng, đề phòng, chủ động phát hiện và chống lại hình ảnh đường lưỡi bò ngày càng tăng.

Việc TQ lồng ghép đường lưỡi bò ngày càng được truyền thông quốc tế chú ý và đưa tin rất nhiều. Đầu tháng 7-2023, tạp chí Time có một bài viết về sự kiện Việt Nam không cấp phép cho phim Búp bê Barbie do có hình ảnh đường lưỡi bò. Trong đó, bài báo dẫn lại thông tin các nhà làm phim sẽ không nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía Bộ Quốc phòng Mỹ (cơ quan thường hỗ trợ các bộ phim hoặc chương trình có các nội dung về hoạt động quân sự hoặc cần quay phim tại căn cứ quân sự) nếu như họ thay đổi các sản phẩm điện ảnh để tuân theo những yêu cầu kiểm duyệt của TQ.

Ngoài ra, Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam; thậm chí là Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức đều đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc với quan điểm chung là phản đối các hành vi sai trái của TQ ở Biển Đông, trong đó có yêu sách đường lưỡi bò. “Cuộc chiến công hàm” giai đoạn 2020-2021 là biểu hiện đáng mừng cho thấy các nước đã cảnh giác, không im lặng, không chờ ai lên tiếng thay mình trước cách hành xử của TQ cũng như yêu sách phi pháp của nước này.

“Cho nên tôi nghĩ ý đồ muốn vận động dư luận quốc tế để viết lại luật pháp quốc tế, muốn viết lại câu chuyện chủ quyền ở Biển Đông mà TQ đang thực hiện thông qua phát tán đường lưỡi bò trên ấn phẩm văn hóa sẽ rất khó thành hiện thực” - ông Việt nói.•

“Ma trận” đường lưỡi bò không chỉ trên phim ảnh

Nếu nhìn một cách tổng thể, bản đồ đường lưỡi bò nói riêng và những thông tin sai lệch, độc hại về yêu sách của TQ ở Biển Đông nói chung được TQ tổ chức một cách rất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, trong lĩnh vực công cũng như tư nhân, ở trong nước và tại nước ngoài. Cụ thể, chính phủ TQ cho xuất bản các ấn phẩm sách lịch sử, bản đồ, các tuyên bố chính thức, các văn bản chính thức, kết quả “khảo cổ”… đều có yêu sách và hình ảnh đường lưỡi bò.

Về phương diện truyền thông đại chúng, TQ công bố đường lưỡi bò trên các kênh truyền hình, báo chí TQ bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác; hợp tác với một số cơ quan báo chí tại các quốc gia mà TQ có ảnh hưởng; tận dụng triệt để sự phát triển của các nền tảng mạng và công nghệ mới để phát tán hình ảnh đường lưỡi bò.

xã hội

Ở các kênh ngoại giao khác, TQ công bố nhiều sách, tạp chí khoa học, đồng thời thông qua các nhóm tư vấn chính sách, các chuyên gia có sức ảnh hưởng… để tìm cách hợp thức hóa hình ảnh đường lưỡi bò. Cuối cùng là phim ảnh, truyện tranh, trò chơi điện tử, các hoạt động du lịch, thể thao, văn nghệ, giải trí…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm