Xóa 'ma trận' đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc - Bài 1: Giải mã việc 'cài cắm' tinh vi bản đồ phi pháp

Xóa 'ma trận' đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc - Bài 1: Giải mã việc 'cài cắm' tinh vi bản đồ phi pháp

(PLO)- Trung Quốc đưa hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp len lỏi vào đời sống quốc tế một cách rất tinh vi và tần suất ngày càng cao nhằm thay đổi nhận thức về Biển Đông.

Câu chuyện Trung Quốc (TQ) đưa bản đồ đường lưỡi bò phi pháp vào các sản phẩm thông tin, truyền thông… không phải mới. Kể từ hơn chục năm trước, Việt Nam phát hiện hàng loạt vụ sách báo, truyện thiếu nhi, sách giáo khoa, quả địa cầu, trò chơi điện tử, các ấn phẩm du lịch, quần áo… có in bản đồ đường lưỡi bò này.

Mưu đồ “không đánh mà thắng”

Câu chuyện TQ đưa đường lưỡi bò vào các sản phẩm văn hóa, điện ảnh, giải trí… không chỉ nóng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước như Nhật Bản, Philippines, thậm chí ở nhiều nước phương Tây. Đưa đường lưỡi bò vào các ấn phẩm tưởng chừng “phi chính trị” nhưng thực chất đó là một phần quan trọng trong chiến lược của TQ nhằm thuyết phục công chúng trong nước và thế giới tin vào sự tồn tại “có lý” của đường lưỡi bò phi pháp này.

Xét về văn hóa chính trị, TQ chịu ảnh hưởng lớn từ binh pháp Tôn Tử: Thượng sách của việc dụng binh là dùng mưu lược để thắng lợi; sau đó dùng ngoại giao để hạ đối thủ; còn dùng quân lính đánh trực diện chỉ là hạ sách. GS-TS - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhận định TQ đã và đang áp dụng “tam chủng chiến pháp” ở Biển Đông hòng “không chiến mà thắng”. Năm 1999, hai tướng TQ đã xuất bản sách “Chiến tranh không giới hạn”. Năm 2003, TQ chính thức phê chuẩn khái niệm “tam chủng chiến pháp”, gồm tâm lý chiến (Psychological warfare), dư luận chiến (Media warfare) và pháp lý chiến (Legal warfare). Cả ba loại hình này tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

Trung Quốc đang nỗ lực tuyên truyền đường lưỡi bò phi pháp bằng nhiều kênh. Tuy nhiên, nhiều quốc gia tin và đồng thuận vào Công Ước liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Ảnh: TIMES

Trung Quốc đang nỗ lực tuyên truyền đường lưỡi bò phi pháp bằng nhiều kênh. Tuy nhiên, nhiều quốc gia tin và đồng thuận vào Công Ước liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Ảnh: TIMES

Bằng dư luận chiến, TQ muốn làm suy yếu ý chí chiến đấu của đối phương, đồng thời bảo đảm sức mạnh tinh thần, sự đoàn kết thống nhất trong nước. Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng lên nhận thức của công chúng trong nước và quốc tế, tạo luồng dư luận ủng hộ quan điểm của TQ, gây nhiễu tất cả quan điểm trái chiều của họ về Biển Đông.

Mặc khác, nhiều chuyên gia cho rằng TQ rất sành sỏi việc tạo dư luận về tính chính danh của nước này tại Biển Đông, biến nơi này từ chỗ không phải của TQ theo luật quốc tế thành nơi TQ có tranh chấp biển với các nước. Như truyện cổ Tăng Sâm giết người, TQ mong rằng lời nói dối đủ lớn và được lặp lại nhiều lần sẽ thành sự thật.

Ông Thao nhấn mạnh: “TQ rất chú trọng “tiên hạ thủ vi cường”, tức luôn tìm cách “ra tay sớm hơn đối thủ”, cụ thể là dùng phát thanh, phát sóng, phát hình trước, dẫn dắt cuộc tranh luận, phô diễn sức mạnh vượt trội, qua đó muốn đối phương tự bỏ cuộc. Thế nên họ thường yêu cầu các công ty nước ngoài muốn làm ăn tại TQ phải có website thể hiện đường lưỡi bò; các bài báo khoa học khi đăng tải trên các tạp chí quốc tế cũng phải có đường lưỡi bò”.

Chưa bao giờ được công nhận

GS-TS - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cũng nhận xét TQ rất khéo kết hợp chiến tranh pháp lý với chiến tranh tuyên truyền, nhất là qua sách báo, phim ảnh. Ông Thao đưa ví dụ: Tháng 6-2015, TQ phát hành “Đạo mộ bút ký” với sự xuất hiện của nhiều diễn viên nổi tiếng. Bộ phim có phần mô tả cuộc khai quật một cổ mộ của một công trình sư đời Minh đặt ở nơi mà TQ gọi là “Tây Sa” (thực tế là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), gần đảo Vĩnh Hưng (thực tế là đảo Phú Lâm của Việt Nam). Việc này không nằm ngoài mục đích muốn người xem (nhất là giới trẻ) tin rằng TQ có chủ quyền lâu đời tại Hoàng Sa.

Tuy nhiên, ông Thao cũng khẳng định rằng xét từ yếu tố luật pháp, chỉ có các bản đồ thể hiện đường biên giới được kèm theo các hiệp ước quốc tế mới có giá trị chứng minh chủ quyền. Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1947, trong một tập bản đồ tư nhân chứ không phải do nhà nước xuất bản. Sau đó, đường lưỡi bò xuất hiện trên bản đồ các đảo ở Biển Đông do Vụ Địa lý, Bộ Nội vụ thuộc chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản vào tháng 2-1948.

“Bản đồ này liên tục bị cộng đồng quốc tế phản đối từ trước đến nay. Vụ Philippines kiện TQ được Tòa Trọng tài ra phán quyết năm 2016, theo đó có thể hiểu yêu sách nói chung của TQ ở Biển Đông và đường lưỡi bò nói riêng là không phù hợp với luật pháp quốc tế” – GS-TS - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nói.•

........................................................

Việt Nam kiên quyết bác bỏ bản đồ đường lưỡi bò

Xóa 'ma trận' đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc - Bài 1: Giải mã việc 'cài cắm' tinh vi bản đồ phi pháp ảnh 3

Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ cái gọi là “đường chín đoạn”, cũng như các yêu sách biển trái với các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Việt Nam cho rằng mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá và đăng tải những nội dung, hình ảnh có tính chất xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông đã được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982 là vô giá trị. Việt Nam yêu cầu các quốc gia, các tổ chức phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển liên quan ở Biển Đông, gỡ bỏ và sửa đổi những nội dung không phù hợp.

(Trích phát ngôn của bà LÊ THỊ THU HẰNG, khi còn là người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tại buổi họp báo chiều 25-8-2022)

PGS-TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, của Quốc hội:

Giáo dục

Phải hết sức cảnh giác!

Tác động của , nghệ thuật đối với nhận thức con người rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia, tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền, truyền bá sản phẩm văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, việc quảng bá các thông tin sai lệch thông qua các văn hóa phẩm đang làm suy giảm an ninh văn hóa.

văn hóa

An ninh văn hóa cũng là an ninh quốc gia. Chúng ta phải luôn quan tâm đến vấn đề văn hóa và phải xem đây là những vấn đề quan trọng, không được phép lơ là. Phải hết sức cảnh giác với những văn hóa phẩm tuyên truyền sai lệch về chủ quyền quốc gia, các vấn đề chính trị khác. Trong bối cảnh hội nhập, văn hóa phẩm phong phú đến từ nhiều nguồn khác nhau khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn với các cơ quan nhà nước. Vậy nên người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao hơn nữa nhận thức và xây dựng thêm phương tiện để quản lý tốt hơn vấn đề này.

quản lý

Đây là trách nhiệm của rất nhiều bên liên quan như Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL.

Việc khán giả phát hiện, thông báo về các thông tin sai lệch từ sớm giúp ích cho các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi từ những cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhanh chóng có cách xử lý phù hợp, bảo vệ được nền văn hóa, chủ quyền của mình.

VIẾT THỊNH ghi

.....................

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG, ĐH Fulbright Việt Nam:

Hệ lụy rất nguy hiểm

Việc lợi dụng các sản phẩm văn hóa, khoa học để “cài cắm” đường lưỡi bò phi pháp là một phần của chiến lược lâu dài của TQ nhằm tạo cho người dân trên thế giới, đặc biệt là những khu vực không biết rõ về yêu sách phi pháp của TQ ở Biển Đông, quen thuộc với hình ảnh này. Những chính sách này được hậu thuẫn về nguồn lực to lớn từ chính phủ TQ. Do đó, ma trận đường lưỡi bò sẽ ngày càng đa dạng, phổ biến rộng rãi ở nhiều hình thức khác nhau.

Đường lưỡi bò phi pháp thông qua các loại hình truyền thông phổ biến như video, phim ảnh, báo chí… có thể đi vào tiềm thức của công chúng hết sức nhẹ nhàng và dần dần thành “thông tin mặc định” trong tâm trí họ. Quá trình này diễn ra âm thầm, từ từ nhưng hệ quả hết sức nguy hiểm nếu không tỉnh táo và kịp thời ngăn chặn từ đầu. Ngoài ra, đường lưỡi bò trên các ấn phẩm khoa học cũng gây ra sự lầm tưởng không đáng có đối với các tạp chí và nhà xuất bản khoa học cũng như giới trí thức trên thế giới không có hiểu biết về chính trị rằng đường lưỡi bò của TQ là hợp pháp.

Đọc thêm