Theo dòng thời sự

Xử lý tiếng ồn, xin đừng đợi đến 22 giờ đêm!

Tiếng ồn từ hàng xóm hát karaoke. Tiếng ồn từ cửa hàng kinh doanh kế bên mở nhạc lớn từ sáng đến chiều. Tiếng ồn từ công trình xây dựng khoan cắt… Tất cả âm thanh phố phường huyên náo đến mức gây khó chịu này đã được nhiều bạn đọc phản ánh về báo Pháp Luật TP.HCM với thái độ phiền lòng. Những âm thanh này hầu hết xảy ra ban ngày.

Người viết từng bị hàng xóm tra tấn karaoke từ sáng đến tối, khi chịu đựng hết nổi, báo ra phường thì nhận được câu trả lời rằng chưa hết 22 giờ đêm, chỉ có thể nhắc nhở chứ khó mà phạt được. Bởi lẽ việc xử lý tiếng ồn vào ban ngày không hề đơn giản. Muốn xử phạt vi phạm tiếng ồn trong khung giờ từ hơn 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm phải đo tiếng ồn để ra độ ồn vượt chuẩn, từ đó mới xử phạt được. Thực tế lâu nay cho thấy việc đo tiếng ồn không dễ. Khi người dân phản ánh ra xã, phường thì nơi này phải qua cơ chế phối hợp với một số cơ quan khác mới có thể đo được tiếng ồn. Khi đơn vị đo đạc xuống đến nơi thì âm thanh đã… im bặt. Đây chính là cái gốc khiến các địa phương kêu khó trong xử phạt vi phạm tiếng ồn lâu nay.

Ngay từ đầu tháng 1, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã ký Công văn khẩn số 24 để tăng cường xử lý vi phạm về tiếng ồn trên địa bàn TP.HCM. Lý do là vừa qua tình trạng cố tình gây tiếng ồn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tại cộng đồng dân cư diễn ra tràn lan, phổ biến, trở thành vấn nạn trong đô thị, ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sống của người dân. Gần đây, người dân và báo chí cũng có phản ánh tình trạng này.

Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo TP.HCM kiên quyết chỉ đạo xử lý vấn nạn tiếng ồn. Việc UBND TP.HCM ra văn bản khẩn ngay từ đầu năm cho các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả hơn nữa tình trạng này cho thấy quyết tâm rất cao của lãnh đạo TP.

Về mặt quy định, trước đây, theo Nghị định 167/2013 của Chính phủ thì với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng đối với cá nhân; phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-600.000 đồng đối với tổ chức.

Hiện nay, Nghị định 144/2021 của Chính phủ (thay thế Nghị định 167/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022) quy định mức phạt cho hành vi trên đã tăng lên đáng kể (từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, 1-2 triệu đồng đối với tổ chức).

Nghị định 144/2021 đã nâng mức phạt. Tuy nhiên, những tiếng ồn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày bị chỉ điểm xử lý cũng chỉ khoanh cứng trong khung giờ từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Để có giải pháp căn cơ cho việc trị vấn nạn tiếng ồn, thiết nghĩ cần phải xem việc xử lý tiếng ồn trước 22 giờ cũng quan trọng không kém sau 22 giờ. Đó là giờ các em học sinh phải học bài, người già, trẻ con cần nghỉ ngơi, người lớn cần tập trung làm việc…

Các ngành cần tìm ra giải pháp hữu hiệu để đo tiếng ồn trước 22 giờ nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân được sống trong môi trường bớt ô nhiễm âm thanh; để cá nhân, đơn vị bị xử phạt phải tâm phục khẩu phục. Người dân đang mong mỏi các cơ quan chức năng liên quan chỉ đích danh và loại bỏ khỏi đời sống những âm thanh gây ô nhiễm một cách thuyết phục nhất.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 5-5: Diễn tiến mới vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Nghi phạm sát hại chủ quán cà phê khai gì?

Bản tin trưa 5-5: Diễn tiến mới vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Nghi phạm sát hại chủ quán cà phê khai gì?

(PLO)- Diễn tiến mới nhất vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Tìm thấy thi thể cháu bé 12 tuổi mất liên lạc ở Hà Tĩnh; Chủ tịch tỉnh Nam Định yêu cầu làm rõ vụ ‘không được cấp cứu vì chưa đóng viện phí’; Lời khai của nghi phạm sát hại nữ chủ quán cà phê ở Tiền Giang; Lâm Đồng: Phát hiện thi thể đang phân hủy trong nhà tắm.

Đọc thêm

Để đất nước tiến lên phía trước

Để đất nước tiến lên phía trước

(PLO)- Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước Việt Nam ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc.

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...