Xuất hiện chủng vi rút “lạ” gây bệnh lở mồm long móng

Theo Cơ quan Thú y vùng VI, Việt Nam đang lưu hành 3 chủng vi-rút gây bệnh lở mồm long móng (LMLM), khiến dịch LMLM bùng phát và hoành hành tại hơn 30 tỉnh, thành vào năm 2006. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm trên hai mẫu bệnh phẩm LMLM mới nhất tại khu vực phía bắc, kết quả cho thấy đã có sự thay đổi của dòng vi-rút so với các chủng cũ (độ tương đồng với các chủng cũ năm 2006 là rất thấp, với khoảng 7%). Và tháng 9/2010, khi dịch lây lan chóng mặt tại các tỉnh phía Nam, cơ quan này cũng đã gửi mẫu đi phân tích, kết quả cho thấy chủng vi-rút có tỉ lệ tương đồng với các dòng cũ là 95%.

Từ phân tích qua mẫu xét nghiệm cho thấy, diễn biến dịch LMLM tại hai miền Nam - Bắc đang có sự khác biệt rõ ràng. Khi dịch xảy ra trên diện rộng, đã có sự xuất hiện của chủng vi-rút mới do gia súc nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc do vi-rút nước ta đã biến thể. Kết quả theo dõi từ giai đoạn 2003-2010 cho thấy, tình hình dịch LMLM tại Việt Nam phức tạp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Điều đáng lo ngại hiện nay là vắc-xin phòng, chống dịch LMLM chỉ có tỉ lệ bảo hộ cao trên dòng vi-rút xuất hiện từ năm 1994. Hiện tại, tỉ lệ này đã thấp đi rất nhiều đối với dòng vi-rút mới.

Qua thử nghiệm vắc-xin với hai nhóm vi-rút LMLM gồm 6 kháng nguyên khác nhau, cho thấy vẫn còn2 loại kháng nguyên không dùng được, đồng nghĩa là một phần vắc-xin LMLM hiện nay dùng không có hiệu quả bảo hộ.

Theo lãnh đạo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện nay một số địa phương có dịch LMLM đang có những biểu hiện của chuyện cố tình giấu dịch, báo cáo một đằng làm một nẻo.Cục trưởng Hoàng Văn Năm cho hay: “tỉnh Phú Thọ báo cáo không có dịch LMLM nhưng khi đoàn kiểm tra của bộ xuống kiểm tra thì thấy dịch lây lan ra nhiều xã, huyện. Tại Lào Cai, báo cáo của tỉnh là không có trâu bò chết, song thực tế đã có hơn 6.000 gia súc nhiễm bệnh tại trên 50 xã và nhiều con đã lăn quay ra chết”.

Ngoài ra, hầu hết các địa phương đều phát hiện dịch rất muộn, khi xửlí không được để dịch bệnh bùng phát thì mới báo cáo lên Cục Thú y. Nhiều tỉnh, thành khác cũng xem nhẹ việc tiêm phòng vắc-xin. Việc vận chuyển tràn lan gia súc, gia cầm từ vùng có dịch ra ngoài cũng đang buông lỏng, điển hình là khu vực từ Bắc Giang sang Lạng Sơn. Công tác phòng dịch theo đó phó thác hết cho lực lượng thú y cơ sở, mặt khác một bộ phận cán bộ địa phương thì ra sức giấu dịch.

Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch LMLM, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát yêu cầu bổ sung ngay 4 triệu liều vắc-xin LMLM và nhanh chóng triển khai tiêm phòng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, hơn 10 triệu con trâu bò và 26 triệu con lợn cả nước cần được tiêm phòng là thách thức rất lớn của không ít địa phương hiện nay. Đặc biệt, các địa phương phải tuyệt đối thắt chặt việc kiểm soát gia súc nhiễm bệnh ra các vùng kế cận. Nếu không kiểm soát được nguồn gia súc bệnh, chỉ trong thời gian ngắn cả miền Tây Nam Bộ sẽ bùng phát dịch rất mạnh, chưa kể gia súc nhập lậu từ nước ngoài về.

Đối với chủng vi-rút mới, ông Phát yêu cầu trong hai tuần tới, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y và Viện Thú y phân bổ lực lượng đến 30 tỉnh lấy mẫu phân tích để làm rõ loại virus lưu hành, theo đó chuyển giao loại vắc-xin có tính tương thích cao nhất để triển khai tiêm phòng.

Cùng với sự quay trở lại của dịch cúm gia cầm, hiện dịch lở mồm long móng (LMLM) đã bùng phát với tốc độ chóng mặt tại 30 tỉnh, thành cả nước khiến hơn 85.000 con gia súc mắc bện

Bình Dương: Công bố dịch trên đàn heo

UBND tỉnh Bình Dương vừa có quyết định công bố dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên heo. Theo đó, các địa bàn được công bố vùng có dịch là phường Vĩnh Phú và xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An; các vùng bị dịch uy hiếp gồm các phường, xã: Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận Giao, An Thạnh, Bình Chuẩn, An Phú, An Sơn, Hưng Định thuộc địa bàn thị xã Thuận An. Khu vực vùng đệm có các phường Phú Thọ, Chánh Nghĩa, thuộc thị xã TDM và các phường Tân Đông Hiệp, Đông Hòa thuộc thị xã Dĩ An. Trung Thành

Theo Hồng Ngân ( Dân trí)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới