Cận cảnh siêu tàu lớn nhất thế giới cập cảng thành công

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công ra đón tàu. 

 
Clip tàu lớn nhất thế giới cập cảng Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép, cho biết trước khi vào cảng này, siêu tàu Margrethe Maersk ở cảng Tanjung Pelepas (Malaysia) và rời cảng này đi tuyến dịch vụ Á – Âu để cập thử nghiệm vào cảng Cái Mép. Do chỉ cập thử nghiệm, yêu cầu kỹ thuật và độ an toàn cao, nên con tàu chỉ chở 300 container rộng, loại 40 feet, không chứa hàng.

Dự kiến tàu cập cảng vào 13h30 chiều 20-2. Sau khoảng 17 tiếng cập cảng, tàu sẽ rời cảng lúc 6 giờ sáng mai (21-2). Siêu tàu Margrethe Maersk sẽ đến cảng của Trung Quốc để nhận hàng và chở đi Bắc Âu.

Lúc gần 1 giờ trưa, siêu tàu Margrethe cách mép cảng còn khoảng 600 mét. Càng vào sát, việc cập cảng càng thận trọng hơn. Ảnh: Minh Phong

Hai con tàu lai dắt bên mạn Siêu tàu Margrethe Maersk

Hai con tàu lai dắt bên mạn Siêu tàu Margrethe Maersk . Ảnh: Minh Phong

Siêu tàu Margrethe Maersk cập cảng Cái Mép

Lúc 13h30, Siêu tàu Margrethe Maersk cập cảng Cái Mép thành công, đúng như mô phỏng kỹ thuật trước đó. Sau đó là công đoạn ổn định tàu. Lúc 13h40 phút, tiến hành neo dây để cố định tàu. Có khoảng 10 sợi dây, mỗi sợi to hơn bắp chân người lớn, được dùng để neo. Phải đến 10 người mới kéo nổi một sợi dây để neo tàu. Ảnh: Minh Phong

Được biết, hãng Maersk đã có kế hoạch đóng hàng chục siêu tàu từ năm 2011. Riêng siêu tàu Margrethe Maersk trị giá 195 triệu USD, hạ thủy năm 2015 để bắt đầu chuyên chở hàng. Loại siêu tàu này được Maersk xác định phục vụ tuyến đường châu Á – Bắc Âu, với dự đoán rằng xuất khẩu châu Á tiếp tục tăng trưởng.

Do nhu cầu vận chuyển, Maersk muốn đưa siêu tàu này đến cảng Cái Mép, Việt Nam.Toàn bộ chi phí thử nghiệm này do hãng tàu chi trả. Con số cụ thể không được tiết lộ.

Ông Robert Hambleton, Tổng Giám đốc cảng CMIT cho biết: “Tàu Margrethe Maersk cập cảng là một dấu mốc quan trọng đối với CMIT và cả Việt Nam, điều này chứng tỏ năng lực của cảng có thể trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực phục vụ cho hàng hoá khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu tuyến thương mại châu Á và Bắc Âu”.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Portcoast – đơn vị tư vấn lập quy hoạch cảng biển Việt Nam, cũng là nhà tư vấn cho cảng CMIT, cho biết Portcoast cũng vừa hoàn thành dự án Nghiên cứu Tổng thể, toàn diện tuyến luồng tàu biển Cái Mép – Thị Vải, với mục tiêu cải tạo, mở rộng tuyến luồng tạo thuận lợi cho tàu biển hành hải thường xuyên vào các bến cảng khu vực này.

Trong thời gian sắp tới, với vai trò tư vấn lập QHCT nhóm cảng biển số 5, Portcoast sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp rà soát lại quy hoạch cảng biển nhằm xây dựng các giải pháp quy hoạch đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án và đề xuất các giải pháp điều tiết, thu hút hàng hóa của các cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý khai thác toàn bộ nhóm cảng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm